Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 11 2023 lúc 23:25

Sự việc chính

Lời văn của em

Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu". Ở làng Gióng có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ vẻ nhà bà mang thai.

Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ

Gióng ra trận đánh giặc

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận. 

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết

Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa dắt bay về trời

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.

Vừa ghi nhớ công ơn Thánh Gióng

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng. 

Gióng còn để lại dấu tích

 Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Nguyễn Thục Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thục Anh
27 tháng 4 2022 lúc 18:59

Ai nhanh mik tick cho nhaa

Nguyễn Khoa Tú Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Khoa Tú Linh
19 tháng 1 2019 lúc 20:43

Mình ghi lộn tiếng việt 5 nha

Kiên Nguyễn Trung
22 tháng 2 2019 lúc 19:57

ngu bỏ mẹ

Nghĩa Phùng
7 tháng 4 2022 lúc 15:40

A)Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, đánh thắng giặc Ân xâm lược.

b)Đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

tran tue nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị  Thùy Dương
13 tháng 9 2019 lúc 21:10

Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu. Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Ta quyết định chọn gia đình ông lão. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.

Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đen đâu chúng lại gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khăp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạỵ ngay đi gọi sứ giả. Gặp đựợc sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sẳt và một tấm áo giáp sẳt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.”

Nghe ta nói xong, sứ giả lấy làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là điềm trời giúp mình nên ngay lập tức sai người làm gấp những thứ ta dặn.

Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, chân bước lên ngựa rong ruôi ra sa trường sau khi đã từ biệt quê hương.

Cuỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn nhổ chúng quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.

Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, ngựời dân nơi đậy lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khăc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc vi bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.

k cho mình nha

 

tran tue nhi
13 tháng 9 2019 lúc 21:18

Cảm ơn Thùy Dương nha.

Hoàng hôn  ( Cool Team )
13 tháng 9 2019 lúc 21:33

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

16 Mai Loan
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 19:50

Em tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

Thành ngữ+ Từ láy: In đậm nghiêng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 5 2017 lúc 5:22

Đáp án B

→ truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản tự sự

Tình Nguyễn
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
2 tháng 5 2022 lúc 10:32

mình trả lời rồi:v

animepham
2 tháng 5 2022 lúc 10:34

TK+++

Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước.

Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con.

Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Đó cũng là tiếng nói mong được mang tài năng, sức mạnh của mình ra để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần.

Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Ta nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, bà con dân làng đều góp gạo nuôi cậu bé với mong ước cậu sẽ dẹp yên giặc Ân. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu.

Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại.

Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.

Trương Khánh Kinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Tâm
13 tháng 3 2023 lúc 21:24

Tôi và sống sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.

Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Về nhà, tôi thấy trong người khác lạ. Bụng lớn dần lên. Đến mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Kì lạ là, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giả rao, thằng bé bỗng cất tiếng nói:

- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!

Tôi nghe vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:

- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.

Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.

Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.

Đánh tan quân giặc, thằng bé một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Dù đau lòng vì không được gặp lại con, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.

Trương Khánh Kinh
13 tháng 3 2023 lúc 22:09

M tam có chép mạng kh ấy a? 

 

Phí Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
9 tháng 10 2018 lúc 15:41

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Học tốt!!!

Không Tên
20 tháng 10 2018 lúc 22:24

hánh Gióng là cả một huyền thoại oai hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy em đọc truyện Thánh Gióng đã lâu, nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
 
Sự ra đời của Thánh Gióng cho ta một cảm giác kì lạ, hoang đường. Bà mẹ dẫm vào vết chân mà mang thai. Sau mười hai tháng mới sinh ra Thánh Gióng. Chú bé tuy khôi ngô nhưng không biết nói, cũng chẳng biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Lúc này người đọc chưa có cảm xúc gì về Thánh Gióng. Chỉ hỏi một cậu bé không biết đi lại không biết nói thì làm được gì? Thế rồi Tổ quốc lâm nguy, giặc ngoại xâm tràn đến. Mọi người lo lắng. Chính đứa bé không biết nói cười ấy lại nói một câu xin đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói của lòng yêu nước. Đó là một chuyện kì lạ. Kì lạ hơn nữa là từ đó, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng gom góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng. Điều đó cho ta thấy ai cũng mong góp sức, góp công chống giặc. Chưa hết ngạc nhiên vì sự lớn nhanh, ăn khoẻ của cậu bé, em lại ngạc nhiên và vui mừng khi chú bé vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi nhẩy lên mình ngựa. Ngựa sắt phun ra lửa thật thần kì.
 
 Thánh Gióng oai hùng cầm roi sắt quật giặc, ngựa hí vang trời, giặc chết như ngã rạ. Nhưng bỗng roi sắt bị gẫy. Tình huống thật bất ngờ, khó xử. Một lần nữa em lại khâm phục, ngạc nhiên trước sự mưu trí, dũng cảm của Thánh Gióng: nhổ tre để quật vào lũ giặc. Với một sức khoẻ phi thường, ý chí sắt đá Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi nước ta. Đoạn cuối, em càng khâm phục Thánh Gióng hơn khi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời, không màng danh lợi, mặc dù lập công lớn như vậy có thể được thưởng rất hậu.
 
Tuy đã gấp sách lại nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn in đậm trong tâm trí em. Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là một tấm gương sáng, một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và tấm lòng yêu nước thiết tha. Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Em tin tưởng rằng đất nước ta sẽ phát triển, sẽ lớn nhanh với sức vươn lên của thần Phù Đổng Thiên Vương.