Miêu tả trường mà em đã học .
Dành cho lớp 6,7,8,9
Viết dàn ý chi tiết cho 2 bài văn sau:
1.Em hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã được tham quan trong kì nghỉ hè vừa qua.
2.Em hãy miêu tả một người bạn học cùng lớp mà em yêu quý.
Mở bài:
+ Giới thiệu cảnh đẹp mà mình đã đến trong dịp hè.
+ Cảnh đẹp đó là cảnh đẹp nào? ở đâu? Có phải danh lam thắng cảnh hay là cảnh đẹp quê hương bình dị?
Thân bài:
+ Tả bao quát về cảnh đẹp đó.
- Vị trí: ở đâu (biển, rừng, cánh đồng...), vùng đất ấy có điểm gì nổi bật? Có thuận lợi cho việc đi lại hay không?
- Cảm nhận khái quát về nơi đó.
+ Tả chi tiết về cảnh đẹp.
- Phong cảnh có đặc điểm gì nổi bật, khác với nơi khác?
- Miêu tả cảnh đẹp từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, chi tiết.
- Miêu tả theo thứ tự xuất hiện của cảnh vật từ ngoài vào trong.
- Sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên về hình dáng, màu sắc nếu có...
+ Những kỉ niệm của em tại vùng đất nơi có cảnh đẹp đó -> Tình cảm với quê hương.
Kết bài:
+ Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.
+ Mong ước có dịp được đến thăm lại cảnh đẹp này.
+ Suy nghĩ, trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Tk cho mn nha~
1. Mở bài
– Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân.
– Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn… Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ.
2. Thân bài
– Ngoại hình
+ Dáng người tròn, chân tay săn chắc, bạn ấy lùn hơn em.
+ Mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt thì bầu bĩnh nhìn rất dễ thương.
+ Đôi mắt sáng, thể hiện bạn ấy thông minh.
+ Vầng trán cao.
+ Bạn rất rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên.
– Tính nết, sở trường
+ Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
+ Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè.
+ Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu.
+ Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng.
+ Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú.
+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao.
– Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn
Bạn ấy giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi. Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống.
3. Kết bài
– Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp.
– Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt.
Tk cho mn nha~
Học tốt >-<
kể lại một bài học quý về tình yêu thương mà em đã trải qua (vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm) lớp 9
1. Miêu tả đồ chơi mà em thích dành cho con gái .
tui là con trai mà yêu cầu khác đi
???????????????????????????????
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.
Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 22, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại bài của em để phát hiện lỗi.
b. Chỉnh sửa.
Sửa lỗi trực tiếp vào bài hoặc ghi vào sổ tay những lỗi cần sửa.
1.
Bài tham khảo:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2.
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa.
3.
Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý.
Phần II.
Hãy viết bài văn miêu tả ngồi trường mà em đang học.(Trường Trung Học Cơ Sở )
THAM KHẢO
Cuối làng em có một ngôi trường mới xây khang trang và xinh đẹp. Đó chính là trường Trung học cơ sở Phùng Khoang yêu dấu mà em đang theo học.
Trường em được thành lập từ rất lâu rồi, đến nay cũng đã được gần ba mươi năm tuổi. Tuy nhiên, ba năm trước, trường đã được huyện đầu tư xây mới lại để phục vụ việc học tập của chúng em được tốt hơn. Nhờ vậy, năm nay khi nhập học, em đã được học trong những phòng học mới khang trang và hiện đại.
Xung quanh trường, là tường rào cao, được sơn trắng tinh, thay cho hàng rào bằng thép gai trước đây. Hàng rào mới này giúp bảo vệ sự riêng tư tốt hơn trước nhiều. Cánh cổng trường cũng rộng lắm, có thể cho hai chiếc ô tô đi vào cùng lúc. Hai bên là hai cánh cổng phụ cho các bạn đi bộ đi vào. Cổng trường làm bằng sắt, sơn xanh biếc. Sáng sáng, bác bảo vệ kéo ra đón chúng em tới trường, và khi đã vào học thì đóng hết lại, chờ đến lúc tan trường mới mở ra. Đi vào bên trong là phần sân trường vô cùng rộng lớn, được lát gạch cứng cáp. Nhờ vậy, dù trời mưa chúng em cũng không phải lo ngại khi di chuyển trên sân nữa. Phía bên trái, là một phần sân bóng đá lớn, được trồng cỏ xanh nhân tạo. Vòng quanh sân bóng đá là đường chạy được lót lớp đệm cao su màu hồng. Trong cùng là hai sân đánh bóng chuyền và bóng rổ. Thật là tuyệt vời. Cách sân trường, đối diện với sân bóng là khu nhà để xe và căn tin bán đồ ăn. Nhà để xe được xây rộng rãi và có mái che chắc chắn, dù mưa hay nắng cũng chẳng phải lo. Cạnh đó, khu nhà ăn với quầy bếp nấu đủ món ngon, cùng dãy bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ đã giúp chúng em có những bữa sáng, bữa trưa ngon lành, sạch sẽ. Và cả những buổi chiều ngồi uống nước mía, ăn chè cùng các bạn ở đây nữa. Vui vô cùng.
Ở chính giữa đối diện cổng trường, là ba tòa nhà xếp thành hình chữ U. Ở giữa là tòa nhà hai tầng, được gọi là tòa nhà hiệu bộ. Đó là nơi gồm phòng họp, phòng làm việc của các thầy cô, các tổ bộ môn, các thầy cô văn thư. Hai bên là hai tòa nhà ba tầng lớn. Mỗi tòa gồm các phòng học rộng rãi, được trang bị bàn ghế, tủ, quạt mát, bảng đen và máy chiếu. Riêng dãy nhà bên trái, ở tầng một còn có phòng tin học và phòng âm nhạc nữa.
Điều em thích nhất ở trường, là những cây xanh to lớn trên sân. Nào là bàng này, phượng này, sấu này, hoa sữa này… Cây nào cũng cao, tỏa bóng mát rượi. Đây là những cây đã được trồng từ lúc trường vừa mới có. Tuy xây mới lại, nhưng người ta vẫn giữ vẹn nguyên các cây đó. Hôm nào giờ ra chơi, em cũng cùng các bạn ngồi chơi dưới bóng mát của cây.
Em rất vui sướng và tự hào khi được là học sinh của trường. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này trở về xây dựng trường ngày càng đẹp và vững mạnh hơn.
refer
Trường làng em có hàng tre xanh
Cây rợp bóng mát yêu đời yên lành…
Đó là những câu hát mà em vô cùng yêu thích. Mỗi khi giai điệu này vang lên, trong em lại bồi hồi những cảm xúc tuyệt vời dành cho ngôi trường mà mình đang theo học. Đó là ngôi trường THCS Ngô Gia Huy.
Trường của em là một ngôi trường bé nhỏ, đơn sơ nằm ở trên ngọn đồi nhỏ phía cuối làng. Theo lời ông bà kể, trường đã được xây từ cả hơn hai mươi năm trước. Lúc đầu chỉ là mái ngói đơn sơ, đến bây giờ thì đã được sửa chữa và nâng cấp cho thêm khang trang, hiện đại. Bao quanh trường là tường rào cao hơn mét rưỡi, quét vôi trắng tinh như đám mây trên trời. Bên trong là hai tòa nhà lớn xếp thành hình chữ L. Mỗi tòa nhà gồm có ba tầng, tường quét vôi vàng ươm như ánh nắng mùa hạ. Ở tầng ba - tầng cao nhất của tòa nhà đối diện cổng là phòng họp và làm việc của các giáo viên. Tầng thứ hai là phòng tin học, phòng âm nhạc và phòng họp của các câu lạc bộ. Những tầng còn lại, chia thành các lớp học của học sinh. Lớp học nào cũng được trang bị đầy đủ và tiện nghi, với bàn ghế, tủ gỗ, bàng đen, máy chiếu, quạt trần… Tuy nhiên, khi các bạn học sinh nhận lớp thì sẽ trang trí thêm những món đồ làm cho lớp của mình thật khác biệt. Như treo dây màu, dây cờ dọc bức tường của lớp; tạo đường dây chỉ để kẹp ảnh các thành viên trong lớp; treo các rèm cửa nhiều màu sắc; trồng các chậu cây cảnh nhỏ xinh trên ban công lớp học… Cứ như thế, mỗi lớp học sẽ có một nét đẹp của riêng mình. Riêng ở khu đối diện các lớp học, là dãy căn tin và nhà để xe chung. Ngoài cùng còn có cả một bãi đất trống được trồng cỏ cho chúng em vui chơi thể thao. Thật là tuyệt phải không nào.
Từ khi thành lập đến nay, trường đã có nhiều thay đổi, ngày càng hiện đại và đầy đủ hơn, tất cả là để phục vụ cho việc học của chúng em. Tuy nhiên, vẫn có những thứ mãi vẫn không thay đổi. Đó là tấm lòng yêu thương học sinh của những người thầy người cô, là sự chăm chỉ, ngoan ngoãn của những cô cậu bé đang ngồi trên ghế nhà trường. Và lâu nhất, chính là những cây phượng già trồng trong khuôn viên trường. Trong trường em, chỉ có cây phượng mà thôi, từ trước cổng, trên sân, phía sau, đâu đâu cũng là phượng. Những cây phượng cao lớn, tán rợp bóng mát chẳng kém gì bàng cả. Mỗi khi mùa hạ đến, chúng đồng loạt nở hoa, đỏ rừng rực như một đám cháy lớn. Khiến cả ngôi trường sáng bừng trên ngọn đồi nhỏ.
Tuy mới chỉ đi học ở ngôi trường yêu dấu này gần một năm, nhưng em vẫn có cảm giác thân thiết và gắn bó với nơi đây như là mình đã ở đây lâu lắm rồi. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này có thể giúp xây dựng và phát triển ngôi trường yêu thương của mình.
THAM KHẢO!
Bất kì bạn học sinh nào cũng có cho mình hai ngôi nhà thân thương. Một chính là ngôi nhà mà cả gia đình cùng chung sống hạnh phúc ở đấy. Hai chính là trường học - nơi gắn bó biết bao kỉ niệm khó phai. Đối với em, ngôi nhà thứ hai chính là ngôi trường Trung học cơ sở Sao La - nơi em đang theo học.
Trường của em được xây trên ngọn đồi phía cuối làng, với tuổi đời cũng đã gần hai mươi năm. Diện tích của trường không quá rộng, chỉ bằng khoảng một cái sân vận động mà thôi. Nhưng đó, là mái nhà của gần 200 bạn học sinh. Trường được xây khá lâu rồi, tuy được sửa chữa thường xuyên để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh, nhưng vẫn có những dấu vết thời gian khó xóa đi được.
Cả ngôi trường được bao bọc bởi đường rào cao khoảng 1m, sơn màu vàng ươm như màu nghệ tươi. Trường gồm có hai tòa nhà ba tầng, xây theo hình chữ L, áp sát tường rào. Tòa ở đối diện cổng trường, thì tầng 3 chính là phòng làm việc của các thầy cô trong trường. Tầng 2 là khu học tập chung như phòng tin học, phòng âm nhạc… Tầng 1 cùng tòa nhà còn lại chính là các lớp học của chúng em. Mỗi lớp học đều gồm bảng đen, bàn ghế, bảng tin ở cuối lớp cùng một chiếc tủ kính mới. Đặc biệt, năm vừa rồi, trường đã lắp thêm máy chiếu và quạt mới cho mỗi lớp. Ở phía bên còn lại của trường, là nhà để xe và khu căn tin bán đồ ăn vặt cho học sinh. Đó là nơi đông đúc nhất mỗi sáng sớm và khi tan trường. Giữa ba tòa nhà, hướng ra cổng là phần sân trường rộng rãi, với nhiều cây xanh như cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa… Đó là nơi chúng em vui với và tổ chức các hoạt động tập thể như chào cờ, học thể dục, văn nghệ…
Ở trường, em không chỉ được học những kiến thức thú vị vào bổ ích từ các thầy cô. Ngoài ra, em còn được làm quen những người bạn tốt, học cách chăm sóc cây cối, dọn vệ sinh lớp học. Vào những ngày lễ kỉ niệm, em và các bạn còn được tham gia các hội thao, các buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi (đọc thơ, kể chuyện, vẽ…)... Thật là vui vẻ vô cùng.
Mỗi ngày đến trường với em thực sự là một ngày vui. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, để sau này có thể góp phần xây dựng cho ngôi trường yêu dấu ngày một tốt hơn.
làm giúp mih tất cả nha
kể cho bố mẹ nghe về một câu truyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong vài tháng nghỉ hè(nơi nghỉ dưỡng của mih là sa-pa)
miêu tả chân dung của một người bn của em ( bn nam nha)
Đã gần bảy năm kể từ ngày tôi cùng Tùng tay trong tay tung tăng bước vào lớp một. Thời gian trôi qua nhanh xoá nhòa bao kỉ niệm. Nhưng cũng thật tuyệt vời khi chính những năm tháng ấy lại khắc sâu thêm tình bạn của chúng tôi.
Tùng không phải là người bạn duy nhất của tôi nhưng cậu chính là người mà tôi thân thiết nhất. Tôi và Tùng cùng tuổi. Hai đưa chi hơn nhau mấy ngày sinh, nhà lại cùng chung dãy phố nên chúng tôi chơi với nhau từ khi bập bẹ lên một lên hai. Tùng thấp và đậm, dáng người cậu chắc khoẻ hơn cái dáng mành khảnh của tôi. Chẳng thế mà ở lớp cậu có thể chơi bóng từ đầu đến cuối trận mà còn dư sức hơn cả lũ bạn cùng lớp như tôi. Tùng có mái tóc và đôi mắt màu đen. Tôi có thể dám chắc rằng ỏ hai đặc điểm ấy, cậu thực sự là một bản sao của mẹ. Ngày xưa mái tóc và đôi mắt rất đen và đẹp của mẹ Tùng đã giúp bác đạt giải trong một cuộc thi sắc đẹp.
Tuy nhiên, đôi mắt và mái tóc chưa phải là nét tiêu biểu nhất cùa Tùng. Gặp Tùng, ai cũng dễ nhận ra khuôn mặt của cậu toát lên vẻ thông minh. Tùng ăn nói hoạt bát và lanh lợi. Vầng trán của cậu khá cao nhưng thường được giấu kin đáo đằng sau hàng tóc rủ. Nhìn chung khuôn mặt của Tùng rất dễ tạo ra cho chúng ta thiện cảm và rất dễ gần.
Tùng học giỏi nhất lớp nhưng không bao giờ tự kiêu. Cậu đơn giản và gần gũi với bạn bè ngay từ cách ăn mặc và sinh hoạt. Gia đình Tùng có điều kiện nhưng những bộ quần áo mà cậu mặc đến lớp hàng ngày hoặc mặc vào một dịp đi chơi nào đó bao giờ cũng rất giản dị. Cách ăn vận ấy khiến chúng tôi rất nể phục Tùng. Thế nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất ở cậu học trò mẫu mực này chính là vẻ đẹp trong lối sống. Tùng hòa nhã gần gũi với bạn bè. Tùng lễ phép, tôn trọng và nghe lời thầy cô giáo hay những người lớn tuổi, ở trong lớp, cậu rất biết nhún nhường. Tùng lại hay giúp đỡ những bạn học yếu hơn nên cả lớp ai cũng quý và thân thiết với cậu.
Ngần ấy năm học trôi qua, tình bạn của tôi và Tùng càng ngày càng sâu sắc. Mỗi buổi sáng hai dứa cùng cắp sách tới ưường, cùng học, cùng chơi lại cùng về trên con đường cũ. Buổi chiêu hai đứa lại dành thời gian cùng học nhóm, ở với Tùng tôi cũng học được bao điều quý giá. Vẫn biết không được trời phú cho cái tư chất như Tùng nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi một người bạn tốt. Có Tùng tôi tự tin học tập và san sẻ. Và ngược lại lúc nào Tùng cũng chia sẻ với tôi.
Người xưa từng nói: Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn. Và nếu trên đời này không còn tình bạn thì cuộc sống hẳn sẽ buồn tẻ và nhàm nhạt biết nhường nào. Tôi không định nghĩa được tình bạn nhưng kể từ ngày thân thiết với Tùng, tôi hiểu rất rõ, tình bạn là một thứ gì đó đáng trọng, thiêng liêng và cao quý vô cùng.
Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó. Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh. Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chôn. Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Li. Thác Cam Li không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím... Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ. Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi!' Bao giờ em gặp lại?
mk ta da lat con spa thi khong biet
Phần II.
Hãy viết bài văn miêu tả ngồi trường mà em đang học.
tham khảo:
Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta. Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.
Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “Trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm.
Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảng đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác Hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn, dưới đó là bàn giáo viên.
Thật tuyệt khi bước vào lớp 3A của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi. Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài. Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.
Vào những ngày khai giảng hay những ngày nhà giáo Việt Nam là chúng tôi lại được đón những cựu học sinh của trường khiến chúng tôi rất vinh dự. Tôi rất tự hào vì mình là một học sinh của một ngôi trường mang tên một người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Ngôi trường tiểu học Lê Lợi đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.
Tham khảo:
Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Nơi đây từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai gắn bó với những kỉ niệm đẹp bên thầy cô và bạn bè.
Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.
Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng các bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.
Em rất yêu ngôi trường của em. Dù đã không còn học tập ở đây nữa, những em vẫn sẽ luôn ghi nhớ về mái trường Tiểu học thân yêu của mình.
tk
Nhà là nơi có ba, mẹ, ông, bà là nơi cho ta tình thương. Trường học là nơi ta có bạn bè, thầy cô , có phấn trắng, bảng đen, nơi cho ta kiến thức, hành trang để bước vào đời. Trường học cũng giống như ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh.
Trường em mang tên trường Trung học cơ sở Trần Minh Châu. Hôm nay đến lượt chúng em trực sân trường, nên cả lớp phải đến sớm để tham gia trực nhật. Đây cũng là một dịp để em có thể nhìn ngắm ngôi trường được kĩ hơn. Từ ngoài nhìn vào sẽ thấy được bảng tên của trường, một chiếc bảng rất to hình chữ nhật ghi tên trường và địa chỉ, những dòng chữ được ghi màu trắng trên nền màu xanh da trời.
Cổng trường rất cao , to xung quanh là hàng rào kiên cố được sơn màu xanh. Đứng nhìn ngôi trường em thấy nó thật to lớn với mái ngói màu đỏ tươi thấp thoáng sau những chiếc lá. Trường em được sơn màu vàng, một màu khá nổi bật.
Tiến vào sân trường ta sẽ thấy một khoảng sân trường rộng lớn được trồng rất nhiều cây xanh để che bóng mát như cây bàng, phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng… những cây này được trồng thành hàng thẳng tấp rất đẹp. Cả một khoảng sân trường rộng lớn đều được cán ximăng rất sạch sẽ.
Trường em gồm có ba dãy phòng học mỗi dãy đều có một tầng trệt và một tầng lầu, ba dãy này được xây dựng theo hình chữ U. Dãy thứ nhất là dãy dành cho giáo viên với các phòng như: phòng họp, phòng của hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng nghỉ của giáo viên, phòng truyền thống, phòng tiếp khách và một số phòng khác. Những phòng này là để phục vụ cho thầy cô giáo trong quá trình làm việc được thuận lợi nhất.
Dãy thứ hai là dãy nằm giữa nhìn từ phía ngoài vào. Dãy này là dành cho học sinh học tập với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Phía trước mỗi dãy cầu thang sẽ là một chiếc cửa sắt sơn màu bạc. Khi học sinh tan trường hết thì các bác bảo vệ sẽ đóng chiếc cửa này lại để có thể ngăn chặn người lạ đột nhập vào trường vì các thiết bị trong trường khá đắt tiền.
Mỗi phòng học sẽ có cửa đóng cẩn thận, những chiếc cửa rất chắc chắn, đặc biệt những khung của sổ được lau chùi rất sạch sẽ. Khi bước vào trong mỗi phòng học ta sẽ thấy dòng chữ “ dạy tốt, học tốt” và phía trên là ảnh của Bác Hồ được đặt trang nghiêm chính giữa.
Trong lớp bàn ghế được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp, bảng đen của ngày xưa bây giờ đã được thay hoàn toàn bằng bảng chống chóa giúp cho học sinh chúng em dễ dàng hơn khi nhìn những gì thầy cô giảng trên bảng. Và đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống mái chiếu, đây là những thiết bị hiện đại giúp chúng em có thể học tập tốt hơn.
Dãy còn lại là dãy dành cho phòng thí nghiệm, thực hành ở các bộ môn như sinh, hóa và có cả phòng dành riêng cho bộ môn nhạc. Phía trước mỗi dãy phòng được trồng rất nhiều hoa để tạo ra một không gian đẹp hơn, bắt mắt hơn và cũng để giúp chúng em có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Ở giữa sân là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió, trên nền trời xanh. Khuôn viên trường có căn tin nằm phía sau dãy của học sinh, gần với nhà xe. Trường học cũng có sân sau dành riêng cho các bạn thích thể thao, các bạn có thể chơi bóng đá, cầu lông ở đây.
Ngôi trường với không gian tuyệt đẹp. Hằng ngày cắp sách đến trường, khiến cho nơi đây ngày càng thân thuộc đối với em. Những lúc thầm nghĩ đến ngày phải chia tay ngôi trường này, chia tay khung cảnh nơi đây, chia tay thầy cô bạn bè thì em lại không nở vì nó sẽ là một cảm giác thật buồn.
Nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu tả cảnh chợ trên sông thật tấp nập,độc đáo. Học tập cách miêu tả đó,hãy viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu miêu tả 1 phiên chợ mà em đã từng trải nghiệm.
Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.
Trường THCS Nguyễn Huệ có 4 khối lớp 6,7,8,9 và tổng số học sinh toàn trường là 660 em. Tính số học sinh của mỗi khối lớp, biết rằng số học sinh khối 6,7,8,9 theo thứ tự tỉ lệ với các số 3;3,5;4,5;4
Gọi số học sinh khối lớp 6, 7, 8, 9 lần lượt là a, b, c, d.
Ta có dãy tỉ số bằng nhau sau:
\(\frac{a}{3}=\frac{b}{3,5}=\frac{c}{4,5}=\frac{d}{4}\)và a + b + c + d = 660
Suy ra: \(\frac{a}{3}=\frac{b}{3,5}=\frac{c}{4,5}=\frac{d}{4}=\frac{a+b+c+d}{3+3,5+4,5+4}=\frac{660}{15}=44\)
Suy ra: Số học sinh khối lớp 6 là: 44 . 3 = 132 (học sinh)
Số học sinh khối lớp 7 là: 44 . 3,5 = 154 (học sinh)
Số học sinh khối lớp 8 là: 44 . 4,5 = 198 (học sinh)
Số học sinh khối lớp 9 là: 44 . 4 = 176 (học sinh)
Gọi số học sinh của khối 6,7,8,9 lần lượt lầ,b,c,d ( 0 < a,b,c,d < 660 )
Theo bài ra , ta có :
\(\frac{a}{3}=\frac{b}{3,5}=\frac{c}{4,5}=\frac{d}{4}\) và a+b+c+d = 660 ( h/s)
Áp dụng t/chất của dãy tỉ só = nhau,ta có :
\(\frac{a}{3}=\frac{b}{3,5}=\frac{c}{4,5}=\frac{d}{4}=\frac{a+b+c+d}{3+3,5+4,5+4}=\frac{660}{15}=44\)
\(\Rightarrow\frac{a}{3}=44\rightarrow a=3\times44=132\) ( học sinh )
\(\Rightarrow\frac{b}{3,5}=44\rightarrow b=3,5\times44=154\) ( học sinh )
\(\Rightarrow\frac{c}{4.5}=44\rightarrow c=4,5\times44=198\) ( học sinh )
\(\Rightarrow\frac{d}{4}=44\rightarrow d=44\times4=176\) ( học sinh )
Vậy khối 6 : 132 học sinh
khối 7 : 154 học sinh
khối 8 : 198 học sinh
khối 9 : 176 học sinh