Những câu hỏi liên quan
Ng Ngân
Xem chi tiết
Kieu Diem
14 tháng 5 2021 lúc 6:06

Câu 1

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây diện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

* Nhận xét:

Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 2

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 

Bình luận (0)
Minh Hang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 5 2019 lúc 14:06

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Mạnh
Xem chi tiết
doan truc van
20 tháng 10 2016 lúc 20:37

câu 2:

-người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ(1483-1546),một tu sĩ ở Đức.ông kịch liệt lên án những hành vi tham lamvà đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội,đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái,đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

-tại thụy sĩ,một giáo phải cải cách khác ra đời,gọi là đạo Tin Lành,do Can-vanh sáng lập,được đông đảo nhân dân tin theo.

Bình luận (0)
doan truc van
20 tháng 10 2016 lúc 21:30

câu 4:

tổ chức xã hội: 2 TẦNG LỚP BỊ TRỊ THỐNG TRỊ VUA QUAN MỘT SỐ NHÀ SƯ NÔNG DÂN THỢ THỦ CÔNG THƯƠNG NHÂN MỘT SỐ ĐỊA CHỦ NÔ TÌ -các nhà sư vẫn đc trọng dụng vì các nhà sư là những người có học,giỏi chữ hán,đc nhà nước và nhân dân quý trọng.
Bình luận (2)
Nya arigatou~
20 tháng 10 2016 lúc 20:03

Câu 11:

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.

Câu 12:Kháng chiến bùng nổ
a) Chuẩn bị : Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị đấu tranh , xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt
b) Diễn biến :
- Cuối 1076 , quân Tống vào nước ta bằng hai đường : thủy và bộ
- 1/1077 , Quân Tống tiến vào nước ta
- Nhà Lý đánh được nhiều trận nhỏ và cản bước tiến kẻ thù
- Quân của Lý Kế Nguyên ngăn chặn bước tiến của quân thủy
c) Kết quả :
- Quân Tống bị chặn lại và đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt . Quân thủy cũng bị đánh chặn

*****************

Câu 13: Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.
a. Diễn biến:
- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.
- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của quân dân ta.
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
d. Ý nghĩa lịch sử:
- Củng cố nền độc lập của đất nước.
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

Bình luận (3)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 9 2019 lúc 17:19

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
tiến Sỹ
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 5 2020 lúc 20:17

CH:Những nét chung về phong trào Cần Vương? Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20?Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỷ 20?Bước đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành,ý nghĩa của các hoạt động đó?

Những nét chung về phong trào Cần Vương

- Sau cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn (1885 – 1888): phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước.

+ Giai đoạn (1888 – 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc Kì và Trung Kì.

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng của phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20?

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :

- Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Bên cạnh việc phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội còn xuất hiện thêm những tầng lớp, giai cấp mới.

* Giai cấp cũ:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa.

+ Một bộ phận nhỏ trở nên rất giàu có, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề.

+ Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.

* Tầng lớp, giai cấp mới:

- Giai cấp công nhân:

+ Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,…

+ Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…)

- Tầng lớp tư sản: xuất thân từ những sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở VN đầu thế kỷ 20

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh cả dân tộc đã trở thành thuộc địa. Đây cũng là phong trào có tính cách mạng một cách rõ rệt.

- Phong trào đa đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến về xã hội, hòa nhập vào trào lưu tiến hóa của nhân loại.

- Phong trào đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường, với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh vói một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền.

- Phong trào đã có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Bước đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành,ý nghĩa của các hoạt động đó?

Khai giảng lớp 9 Lịch sử lớp 8 Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX..

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp

Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.


Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 5 2020 lúc 20:00

Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

- Trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định

- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.

- Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.

3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.

- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà-Đại đồn phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.

- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),Vĩnh Long(23/3/1862).

-Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát (bình định) các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

4. thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Sau khi xâm chiếm Campuchia (1863), Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba

tỉnh miền Tây

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.

- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.

a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

+ Cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc

+ Tổ chức các đạo quân nội ứng

- Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc

- Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà Nội -> sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng

- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.

→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.

- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân

Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.

b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

- Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.

-Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc.

+ 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội.

+ 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.

+ 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..

+19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân ta, tướng Rivie tử trận.

- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành.

-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.

III. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884.

1. Khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng

-Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, giam chân địch 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà→kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

2. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì

-Phong trào đấu tranh của nhân dân làm cho Pháp gặp khó khăn, mất 1 tuần thực dân Pháp mới từ Cần Giờ về Gia Định.

-Khi Pháp đánh thành GĐ, các đội dân binh

chiến đấu ngoan cường→Pháp phải phá kho tàng rút xuống tàu chiến.

-Thành mất, các đội dân binh chiến đấu ngoan cường, nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành các bức tường lửa bao vây địch lảm cho Pháp gặp nhiều khó khăn.

-Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta pjats triển mạnh mẽ. các toán nghĩa binh: Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy….chiến đấu anh dũng lập nhiều chiến công.

-Sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862), tuy triều đình thẳng tay đàn áp nhưng nhân dân 3 tỉnh miền Đông vẫn quyết tâm kháng chiến. Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trương Định.

-Phong trào tị địa diễn ra sôi nổi khiến Pháp gặp nhiều khó khăn.

3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp

-Phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao dưới nhiều hình thức: bất hợp tác, khởi nghĩa vũ trang, liên minh với Camphuchia…

-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: trương quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…..

4. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874

-Khi Pháp đặt chân lên HN, nhân dân bất hợp tác với địch.

-Khi thành HN bị chiếm, các văn thân sĩ phu lập nghĩa hội bí mật tổ chức chống Pháp.

-Tại các tỉnh lân cận HN, nhân dân kháng cự quyết liệt.

-Tiêu biểu nhất là chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873)→quân Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

5. Phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm 1882-1884.

-Ngay khi đặt chân lên HN lần hai, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân và dân ta.

-19/5/1883, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân của Hoàng Tá Viêm đã lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

-Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phong trào phản đối hiệp ước của nhân dân lên cao.

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 5 2020 lúc 20:00

CH:Lập niên biểu về phong trào Cần Vương

Thời gian

Sự kiện

5-7-1885

Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công tại kinh thành Huế.

13-7-1885

Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.

1883 - 1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy.

1886 - 1887

Khởi nghĩa Ba Đình.

1885 - 1896

Khởi nghĩa Hương Khê.

Bình luận (0)
jelly_1011
Xem chi tiết
phan thị ba trang
Xem chi tiết
Hoàng Thảo Linh
9 tháng 5 2018 lúc 19:55

câu 1

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

Bình luận (1)
Hoàng Thảo Linh
9 tháng 5 2018 lúc 19:56

câu 5

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Bình luận (1)