Cho đoạn thơ:
"Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để lay tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ nhung rồi cũng vùi chôn đất mềm
(Trở về với mẹ ta thôi - Đồng Đức Bốn)
a) PTBĐ chính
b) Thể thơ
c) Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng
d) Cảm nhận nội dung đoạn thơ
Chủ yếu là câu c,d thôi. Mỗi câu 3tk
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không con nữa để gầy
Gió không còn nữa để lay tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ nhung rồi cũng vùi chôn đất nền
a) Xác định phương thức biểu đạt chính
b) Nêu nội dung chính
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
d) Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không con nữa để gầy
Gió không còn nữa để lay tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ nhung rồi cũng vùi chôn đất nền
a) Xác định phương thức biểu đạt chính
b) Nêu nội dung chính
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
d) Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ
c)- Biện pháp ẩn dụ: "khoảng trời đắng cay"
- Điệp ngư "không còn"
- Nhân hóa "tóc buồn"
b) - Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Hình ảnh người mẹ khổ cực, gian lao
+ Tình cảm sâu nặng với mẹ
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không con nữa để gầy
Gió không còn nữa để lay tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ nhung rồi cũng vùi chôn đất nền
a) Xác định phương thức biểu đạt chính
b) Nêu nội dung chính
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
d) Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu cảm nhận về hình ảnh người mẹ
a. PTBĐ chính: Biểu cảm
b. ND chính: Nỗi nhớ và tình cảm với người mẹ.
c. BPTT được sử dụng: nói giảm nói tránh "mẹ không còn" => khi con khôn lớn cũng là lúc mẹ từ giã cõi đời => đoạn thơ là nỗi nhớ niềm thương của tác giả gửi tới mẹ
còn câu d thì nữ giải hộ mình với
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là cMẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ
Phần I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.
(Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu của đoạn trích trên.
Câu 4 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên bằng một đoạn văn (2 đến 3 câu).
Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu hỏi (2 điểm): Từ nội dung phần Đọc- hiểu văn bản, hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử bằng một đoạn văn diễn dịch, trong đoạn văn có sử dụng phép thế (gạch chân).
Câu 1 (1 điểm):
- Thể loại: Thơ
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Biểu cảm
Câu 2 (1 điểm):
Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh: Mẹ mất
Câu 3 (1 điểm).
BPTT được sử dụng: nói giảm nói tránh "mẹ không còn" => khi con khôn lớn cũng là lúc mẹ từ giã cõi đời => đoạn thơ là nỗi nhớ niềm thương của tác giả gửi tới mẹ
Câu 4:( 1 điểm):
Đoạn trích miêu tả hình ảnh ngưòi mẹ là chủ yếu nhưng người đọc lại có cảm nhận rất rõ về tấm lòng người con muốn dành cho người mẹ của mình. Đó là tấm lòng luôn hướng về mẹ với lòng biết ơn sâu sắc nhất, thấu hiểu những nối khổ mà cả đời tần tảo của mẹ đã phải trải qua để dành cho con những điều tốt đẹp nhất.
viết đoạn văn 6-8 câu cảm nhận đoạn thơ
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Gợi ý:Đi từ NT đến ND
- Biện pháp ẩn dụ: "khoảng trời đắng cay"
- Điệp ngư "không còn"
- Nhân hóa "tóc buồn"
- Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Hình ảnh người mẹ khổ cực, gian lao
+ Tình cảm sâu nặng với mẹ
- Biện pháp ẩn dụ: "khoảng trời đắng cay"
- Điệp ngư "không còn"
- Nhân hóa "tóc buồn"
- Nội dung chính của đoạn thơ:
+ Hình ảnh người mẹ khổ cực, gian lao
+ Tình cảm sâu nặng với mẹ
#Walker
Tham khảo:
Đoạn trích miêu tả hình ảnh ngưòi mẹ nhưng người đọc lại có cảm nhận rất rõ về tấm lòng người con muốn dành cho người mẹ của mình. Đó là tấm lòng luôn hướng về mẹ với lòng biết ơn sâu sắc nhất, thấu hiểu những nối khổ mà cả đời tần tảo của mẹ đã phải trải qua để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tháng năm có trôi qua nhưng những gì thuộc về mẹ thì mãi là những điều đẹp nhất mà mỗi người con luôn khắc ghi trong lòng. Đó cũng chính là lẽ sống mà ngưòi con trong đoạn trích muốn bộc lộ.
đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
câu hỏi1:
đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
câu hỏi2: nêu các biện pháp tu từ và tác dụng cua chúng
Câu hỏi 1 : Đoạn thơ trên thuộc thể thơ lục bát.
Câu hỏi 2 :
- Biện pháp tu từ :
+ Ẩn dụ: "khoảng trời đắng cay"
+ Điệp ngư "không còn"
+ Nhân hóa "tóc buồn"
- Tác dụng : Thể hiện những khó khăn, tần tảo về mọi mặt mà mẹ phải trải qua, từ đó khắc sâu sự biết ơn của người con đối với mẹ.
a, Thể thơ trong bài thơ là lục bát
b,Biện pháp tu từ: Biện pháp ẩn dụ: "khoảng trời đắng cay"
- Điệp ngư "không còn"
- Nhân hóa "tóc buồn"
Mọi người nhận xét giùm mình bài văn này, có lỗi gì mọi người góp ý giúp mình.
" Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng
Cả một đời gánh năng nuôi con
Trăng khuya còn lúc héo mòn
Thân người còm cõi nước non vơi đầy "
Những câu thơ trên làm tôi lại nhớ tới hình ảnh của mẹ. Người sinh thành, dưỡng dục và nuôi tôi khôn lớn thành người, người mà tôi yêu quý và quý trọng bấy lâu nay.
Theo thời gian, mẹ tôi càng ngày càng già đi. Mái tóc mẹ đã lấm tấm vài sợi tóc bạc, các vết chân chim và quầng thâm trên đôi mắt mẹ càng hiện rõ vì luôn phải lo nghĩ cho chúng tôi từng miếng ăn cái mặc và cả chuyện học hành. Khuôn mặt mẹ đôn hậu, đôi mắt trìu mến. Trong ánh mắt ấy, tôi cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Mẹ ăn mặc giản dị như là một chiếc quần tây và một trước ao thun để làm việc.
Đôi tay gầy gầy, xương xương của mẹ hàng ngày chăm chỉ làm việc ngoài trời mưa gió với mưa gió với bao nhiêu khổ cực. Về nhà đôi tay ấy của mẹ còn phải giặt giũ, nấu cơm, Mẹ dùng bàn tay chăm sóc tôi mỗi khi bị ốm và an ủi khi tôi buồn. Bàn tay của mẹ làm ra bao nhiêu điều kỳ diệu.
Nhiều lúc, mẹ thật nghiêm khắc khiến tôi cảm thấy mẹ là người rất nóng tính. Nhưng mẹ đã xin lỗi khiến tôi cảm thấy quý mẹ hơn. Chắc cũng vì mẹ lo cho tôi mà thôi.
Tôi vẵn nhớ như in ngày hôm đó, một ngày mưa gió. Những đứa bạn ở xóm rủ tôi đi chơi đá bóng, mẹ đã nhắc nhở tôi không nên đi chơi thế nhưng tôi đã không nghe và cãi lời mẹ. Tôi đã trốn ra khỏi nhà để đi chơi cùng với đám bạn. Sau một lúc lâu thấy tôi không về, mẹ đã rất lo lắng và đi tìm tôi khắp nơi. Khi tìm thấy tôi ở sân bóng, mẹ mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi. Sau cuộc chơi đó tôi đã bị sốt nặng. Mẹ phải chạy đôn chạy đáo trong đêm mưa to gió lớn để mua thuốc cho tôi cùng với bao sự lo lắng cho tôi.khi tôi tỉnh dậy thì thấy mẹ đã ngủ gật bên cạnh giường của tôi, chắc mẹ đã mệt mỏi cả đêm để chăm sóc tôi. Sau lần đó tôi thấy mình thật xấu hổ và hối hận, tôi chỉ muốn nói với mẹ : "Mẹ ơi! Con xin lỗi! ". Tôi tự hứa rằng lần sau sẽ không cãi lời mẹ như vậy nữa. Kỷ niệm đó như một sự minh chứng cho tình thương của mẹ dành cho tôi.
" Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con."
Mẹ là người tôi tôn trọng và yêu quý nhất. Thiếu mẹ tôi sẽ mất đi một chỗ dựa tinh thần, người luôn đọng viên an ủi tôi mỗi khi buồn khi vui và luôn tin tưởng tôi. Mẹ chỉ có một nên hãy hiếu thảo và đừng bao giờ làm mẹ buồn.
Đời này, ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?
Có nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.
Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để dành cho bố mẹ mình hay không?
Khi tôi hỏi một số người bạn: “Mỗi năm bạn về thăm bố mẹ được mấy lần?”.
“Hai, ba lần gì đó”. Hoặc: “ Cũng chẳng rõ nữa, nói chung không có thời gian để về”
Câu hỏi tiếp theo: “Bạn đã làm những gì để thể hiện tình yêu đó?”
“Ờ thì dịp lễ tết mua hoa, mua quà tặng, rồi về thăm, rồi chia sẻ, tâm sự, thi thoảng đỡ đần việc nhà, việc cửa… Có người thì chia sẻ thành thật: “Tôi ở xa nhà nên thường xuyên gửi tiền về, hỏi xem ông bà thích gì thì mình mua cho, rồi thuê ôsin để phục vụ, hàn huyên cho ông bà đỡ buồn”…
Một câu hỏi tiếp: “Bao nhiêu người hay tâm sự với bố mẹ, biết đến niềm đam mê, sở thích khi bé của ba mẹ, và thông cảm nếu họ chưa thực hiện được?”. Chỉ còn vài cánh tay sót lại.
Câu hỏi cuối cùng: “Bạn đã bao giờ ôm ba mẹ, và nói rằng con yêu bố mẹ, xin lỗi về những điều đã sai, và cảm ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho bạn?”. Không còn cánh tay nào, tất cả đều im lặng. Chúng ta ai cũng đều yêu bố mẹ của mình nhưng để nói cho bố mẹ rằng con yêu bố mẹ thì dường như quá khó khăn.
Có phải như thế thật không, bạn có bận đến mức không thể giành thời gian để quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình không?
Nơi đó, bố mẹ bạn vẫn đang chờ đấy! Hãy về khi còn có cơ hội, vì bạn đã may mắn hơn rất nhiều người rồi!
--------------------------------
#bài_học_cuộc_sống
Nguồn: sưu tầm