Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Pikachu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Nhã
12 tháng 2 2020 lúc 19:22

Đa dạng sinh học là gì? Chắc hẳn bạn đã biết ít nhiều qua những bài viết. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á rất giàu về đa dạng sinh học và được xếp vào 1 trong 16 Quốc Gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, do sự khác biệt lớn về mặt khí hậu, từ vùng cận xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về mặt địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Ở Việt Nam mặc dù có những tổn thất về mặt diện tích rừng trong nhiều thế kỷ nhưng hệ sinh thái rừng Ở Việt Nam vẫn còn rất phong phú về chủng loại. Cho đến nay, theo các con số thống kê được thì có đến khoảng 11,373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng ngang lại thực vật bậc thấp như nấm, rêu, tảo,…

Hệ thống động vật ở Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay theo con số thống kê được có 310 loài thú, 870 loài chim, 29 loài bò sát, 163 loài ếch nhái, có trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển,…

Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, mà nhiều loài còn có ý nghĩa kinh tế rất cao. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú và là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật và thực vật.

Tuy nhiên, thay vì bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam, ở nhiều nơi dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số cá nhân, tổ chức đã và đang khai thác một cách phí phạm và phá hủy làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước ta.

Việc làm suy thoái hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất đi nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, thực vật và những động vật quý hiếm đang có tình trạng khai thác một cách bừa bài. Trong danh sách sách đỏ của Việt Nam năm 1992 mới chỉ có khoảng 721 loài động vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau thì cho đến nay đã có đến gần 900 loài và nhiều những loại thực vật quý khác.

Để có thể tồn tại và phát triển tốt đa dạng sinh học thì chúng ta cần phải xây dựng tốt kinh tế xã hội, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cần cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người trên cơ sở là phải duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:33

Tham khảo

- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:

+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..

+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Dương Ngọc Nguyễn
9 tháng 5 2021 lúc 21:00

Dẫn chứng:

- Sếu đầu đỏ ở Đồng Tháp có nguy cơ tuyệt chủng.

- Sao la, tê giác một và hai sừng, voi, báo gấm... cũng có nguy cơ tuyệt chủng.

- Túi da cá sấu, áo khoác lông cừu, quần áo da beo, da bò... ngày càng nhiều đồng nghĩa với số lượng động vật bị săn bắt ngày càng lớn, dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Cháy rừng và nạn phá rừng khiến nhiều loài động vật mất đi môi trường sống, dẫn đến thiệt mạng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

...

Biện pháp:

- Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia như Cát Tiên, Tràm Chim... để bảo vệ động vật quý hiếm.

- Ghi tên động vật quý hiếm vào sách đỏ góp phần giúp mọi người có ý thức bảo vệ những loài đó.

- Tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ rừng.

- Nhà nước cần có chính sách trừng phạt thích đáng hành vi phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

minh
Xem chi tiết
Mac Willer
5 tháng 5 2021 lúc 20:34

môi trường hoang mạc có động vật phong phú hơn môi trường khác, vì một số lí do nào đó. Biện pháp: săn bắn động vật rồi đổi cho nước khác các động vật nước mình chưa có

ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
3 tháng 5 2021 lúc 20:55

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Để môi trường xanh sạch, trong lành, .........

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Khôi Nguyên
3 tháng 5 2021 lúc 20:56

Nên:

- Ngăn chặn nạn phá rừng 

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thức vật quý hiếm

- Xây dựng các vườn thức vật,khu bảo tồn 

- Câm buôn bán xuất khấu các loài thực vật quý hiếm

Khách vãng lai đã xóa

 Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. 

- Hạn chế khai thác bừa bãi các thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể loài. 

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia,... Để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. 

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. 

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. 

* Liên hệ bản thân: tham gia trồng cây gây rừng, không chặt phá cây, tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ rừng. 

Khách vãng lai đã xóa
Pro Sơn
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
9 tháng 8 2021 lúc 19:18

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc trồng cây ở trường, địa phương

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương

Pro Sơn
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
10 tháng 8 2021 lúc 8:34

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động vật

- Xây dựng vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ động vật

- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài động vật

- Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật

Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Hạnh bị mất acc
9 tháng 6 2018 lúc 16:25

Lợi ích đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.

Sai thì góp ý hộ mk nha

Hắc Hường
9 tháng 6 2018 lúc 16:29

Trả lời:

Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam, cụ thể là các nguồn tài nguyên về động vật, có những lợi ích như : cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón), những loài có tác dụng tiêu diệt những ỉoài sinh vật có hại, có giá trị văn hoá (cá cảnh, chim cảnh), giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác) đồng thời còn tạo nên những hệ sinh thái bền vững.

Huỳnh Thị Thu Quỳnh
10 tháng 6 2018 lúc 7:12
Lợi ích của đa dạng sinh học: + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới