Đa dạng sinh học là gì? Chắc hẳn bạn đã biết ít nhiều qua những bài viết. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á rất giàu về đa dạng sinh học và được xếp vào 1 trong 16 Quốc Gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, do sự khác biệt lớn về mặt khí hậu, từ vùng cận xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về mặt địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Ở Việt Nam mặc dù có những tổn thất về mặt diện tích rừng trong nhiều thế kỷ nhưng hệ sinh thái rừng Ở Việt Nam vẫn còn rất phong phú về chủng loại. Cho đến nay, theo các con số thống kê được thì có đến khoảng 11,373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng ngang lại thực vật bậc thấp như nấm, rêu, tảo,…
Hệ thống động vật ở Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay theo con số thống kê được có 310 loài thú, 870 loài chim, 29 loài bò sát, 163 loài ếch nhái, có trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển,…
Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, mà nhiều loài còn có ý nghĩa kinh tế rất cao. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú và là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật và thực vật.
Tuy nhiên, thay vì bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam, ở nhiều nơi dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số cá nhân, tổ chức đã và đang khai thác một cách phí phạm và phá hủy làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước ta.
Việc làm suy thoái hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất đi nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, thực vật và những động vật quý hiếm đang có tình trạng khai thác một cách bừa bài. Trong danh sách sách đỏ của Việt Nam năm 1992 mới chỉ có khoảng 721 loài động vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau thì cho đến nay đã có đến gần 900 loài và nhiều những loại thực vật quý khác.
Để có thể tồn tại và phát triển tốt đa dạng sinh học thì chúng ta cần phải xây dựng tốt kinh tế xã hội, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cần cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người trên cơ sở là phải duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.