chứng minh Tục ngữ là Túi khôn của nhân loại ( Viết dưới dạng 1 văn bản nghị luận)
1.Phép lập luận chính trong các văn bản nghị luận đã học ở học kì 2 lớp 7 là gì? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đưa ra để làm rõ luận điểm của mỗi bài văn?
2. Nhận định về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất , có ý kiến cho rằng: Những câu tục ngữ ấy là " túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
ĐANG CẦN GẤP MN ƠI. GIÚP MK CÀNG NHANH CÀNG TỐT NHÉ!!!! THANKS <3
Hãy chứng minh rằng: "Tục ngữ là túi khôn của nhân dân ta "
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận Cha ông ta đã trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có ý nghĩa. Đó là những tài sản giá trị tinh thần vô giá có giá trị thiết thực đến thế hệ mai sau. Vì vậy mà nhiều người nói rằng tục ngữ là túi khôn của nhân dân.
II. Thân bài Giải thích khái niệm – Tục ngữ là thể loại văn học được cha ông ta đúc kết từ thực tế, kinh nghiệm dưới dạng những câu nói súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. – Túi khôn là gì ? có thể hiểu túi là chứa đựng đồ vật bên trong, túi khôn là cái túi để chứa tri thức và trí khôn của dân gian. Chứng minh câu tục ngữ trên Ca dao tục ngữ chính là sự đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ trước đã trải qua nhiều quá trình khác nhau, cha ông ta đã dùng trí tuệ tổng hợp lại và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu sau này. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ở mọi phương diện. – Kinh nghiệm quan sát từ thiên nhiên “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”: hàng năm vào tháng 7,8 thường xảy ra lũ lụt nên kiến dự đoán trước và di chuyển đến chỗ cao hơn để trú ẩn. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”: thời gian tháng năm vào mùa hè nên có ngày dài đêm ngắn và ngược lại tháng mười có ngày ngắn nhưng đêm lại dài. ” Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” mang tính dự báo về thời tiết, chuẩn bị có bão lụt, thời tiết nguy hiểm. – Kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đưa ra các yếu tố để thành công khi trồng lúa. “Một cục đất ải bằng một bãi phân” đề cao kĩ thuật làm đất trước khi trồng trọt. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” sắp xếp các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. – Kinh nghiệm nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài. “Đói cho sạch rách cho thơm” khuyên con người nên sống trong sạch, thanh cao. “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” phê phán những kẻ cơ hội, rình rập, ích kỉ. – Tục ngữ khuyên răn về giáo dục “Không thầy đố mày làm nên ” đề cao công ơn giáo dục của người thầy giáo. “Học thầy chẳng tầy học bạn” thầy cung cấp kiến thức, bạn sẽ giúp ta tiến bộ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” phải đi nhiều, học hỏi, thu nhặt để học thêm kiến thức. Sử dụng “túi khôn” thế nào ? Tìm hiểu, sưu tầm thêm nhiều câu tục ngữ làm giàu kiến thức của bạn. Có nhiều câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Hãy vận dụng những câu tục ngữ trên vào cuộc sống để chúng thật sự hữu ích với bạn.
III. Kết bài Kết luận rằng tục ngữ phong phú, đa dạng, hữu ích, tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân.
Bn tham khảo nhé!
Tham khảo:
Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.
Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi
Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,
Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
hay:
Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..
Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.
Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..
Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.
1, Phương thức biểu đạt: ôn biểu cảm, nghị luận, trạng ngữ cho câu(khái niệm, công dụng)
2, Văn bản nghị luận chứng minh(ôn tập phần chứng minh và các câu tục ngữ đã học)
1: viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ " đi một ngày đàn , học một sàng khôn 2: viết bài văn nghị luận bàn về một trong hiện tượng sâu: Bạo lực học đường, vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá...
Đăng 1 lần 1 đề thôi.
Bạo lực học đường:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
Vì sao nói tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân? ( Đoạn văn đấy, khoảng 7 dòng)
https://h.vn/hoi-dap/question/166836.html#tab_1
tham khảo ở đây nhé!
Viết bài văn nghị luận giải thích :
" Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .
mình gửi các bước lm đây ạ
Các bước làm bài văn nghị luận
Mở bài:
-Câu dẫn dắt
-Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :
Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?
Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên )
Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )
Bước 4 : Mở rộng đề bài
- Những người như thế thì sao ?
- Những người không như thế thì sao ?
Bước 5 : Liên hệ thực tế
Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động
Bước 7 : Liên hệ bản thân
- Kể một câu chuyên của bản thân .
- Là mộ học sinh …….?
Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung )
- Nêu suy nghĩ của bản thân .
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
viết đoạn văn nghị luận chứng minh rằng tục ngữ là những lời khuyên thấm thía về cách ứng xử
tham khảo
Trong xã hội hiện tại, ứng xử được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo trong giao tiếp và kiến thức của mỗi người. “Văn hóa ứng xử” như thế nào cho đúng được không ít người đặt câu hỏi, làm thế nào để trở thành người ứng xử giỏi, thể hiện hành động và lời nói phù hợp giữa con người với con người trong xã hội hiện nay.
Có một câu chuyện vui về cách ứng xử như sau: “Một chị đang than thở trong văn phòng: “Hôm nào cũng tăng ca, lương thì không tăng đồng nào…”, chợt nghe thấy tiếng bước chân giám đốc, bèn nói tiếp: “Giám đốc vất vả thật, dạo này nhìn gầy đi bao nhiêu, thấy mà thương.”
Dù chỉ là một câu chuyện vui nhưng qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trước hết, chúng ta cần phải hiểu “văn hóa ứng xử là gì”. Trước hết, đó là cách cư xử, giao tiếp, bày tỏ thái độ, thể hiện hành động thích hợp giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên ấn tượng đẹp đẽ về bản thân mà còn tạo ra bản sắc văn hóa cho cộng đồng, cho xã hội.
Qua câu chuyện thú vị về cô nhân viên trên, ta có thể nhận thấy những người đối đáp thông minh, không chỉ gây ra thiện cảm đối với những người đối diện mà còn tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. Ngược lại, nếu là những người không biết cách ứng xử thì luôn rơi vào những tình huống khó xử, khó hòa nhập với mọi người. Trước hết, văn hóa ứng xử được thể hiện từ những lời ăn tiếng nói, từ cách nói chuyện đi đứng chẳng thế mà ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay như “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó cho thấy từ xa xưa ông cha ta đã rất chú trọng về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Ngày nhỏ, được ông bà dạy “khi đi em hỏi, khi về em chào”, khi gặp người lớn phải biết cúi đầu thưa gửi, khi được tặng quà phải biết nói cảm ơn. Lớn thêm chút nữa, văn hóa ứng xử của mỗi người được thể hiện qua hành động, đi thưa về gửi, không làm những việc sai trái để bố mẹ muộn phiền. Văn hóa ứng xử còn được thể hiện qua hành động, đó là không văng tục chửi bậy, khi gặp người gia phải biết lễ phép, khi người khó khăn biết giúp đỡ. Dù hành động tuy nhỏ, nhưng cũng góp phần tạo nên một văn hóa ứng xử tốt đẹp. Khi bắt gặp người già cơ nhỡ, khó khăn, dù chỉ là mua hộ mớ rau hay nhường cho một manh áo ấm cũng thể hiện được tình yêu thương của mình, cách cư xử văn hóa.
Giới trẻ hiện tại được tiếp xúc với nền văn hóa mới, cởi mở hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời cũng cần có được một ứng xử phù hợp, đúng mực với mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay, chúng ta vẫn thấy có một vài phần tử thô lỗ, vô văn hóa, tạo nên sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người. Dù hành động nhỏ như đổ rác sai nơi quy định, lên xe buýt thấy người già, trẻ nhỏ mà không nhường ghế đến những lời nói kém văn hóa như nói xấu thầy cô, bố mẹ, xúc phạm tới người khác. Tất cả những điều đó đáng nên án và cần được loại bỏ. Chúng được bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, do sự tham lam ích kỷ từ bản thân mỗi người. Những biểu hiện không tốt, cách ứng xử kém văn hóa đó còn được bắt nguồn do ảnh hưởng của đám đông, văn hóa mạng. Và hơn hết cần có sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ và thầy cô hướng những thế hệ tương lai của đất nước không chỉ có một kiến thức tốt, mà còn có những ứng xử phù hợp với xã hội ngày nay
Dù chỉ là một lời nói, một hành động nhỏ cũng đủ để nói lên tính cách, phẩm chất của mỗi người. Do đó, ngay từ hôm nay, chúng ta phải cố gắng rèn luyện để xây dựng bản thân hướng tới chân thiện mỹ
Ứng xử trở thành một vài trò thực sự quan trọng trong xã hội hiện đại. Mỗi người cần rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện mình.
Em hiểu thế nào về lời nhận định " Tục ngữ là túi khôn của nhân loại " , " Ca dao là tiếng nói của người dân lao động " ?