Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
20 tháng 9 2023 lúc 8:00

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa.

- Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn minh nhân loại.

Bình luận (0)
Nguyễn Tùng Dương
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
2 tháng 11 2019 lúc 9:56

Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học - kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

* Về tư tưởng:

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Lịch sử:

- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Ấn Độ:

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Nghĩa
18 tháng 3 2016 lúc 9:57

* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.

- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự  nhiên... ngày càng phổ biến.

* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học -  kĩ thuật.

- Giáo dục

+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...

Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.

- Văn học

+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.

+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...

+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.

+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...

- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.

- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.

- Khoa học kỹ thuật

+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như: 

Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.

Chính trị: Hoàng triều đại điển

Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.

Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.

 

 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 9 2023 lúc 23:02

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Hơn một nửa số dân thế giới sống ở châu Á. Cư dân châu Á chủ yếu là người da vàng, mắt đen, tóc đen.

- Châu Á là quê hương của 4 tôn giáo lớn trên thế giới là: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 11 2019 lúc 2:34

Đáp án: B

Bình luận (0)
Bao quyên Nguyen
Xem chi tiết
Neshi muichirou
21 tháng 3 2021 lúc 9:57

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Bình luận (0)
Loi Vu
Xem chi tiết
Hoàng Thị Phương Anh
1 tháng 11 2019 lúc 20:40

hỏi nhầm môn ak bn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Maris Bakaa
Xem chi tiết
Lysr
27 tháng 3 2022 lúc 15:33

Câu 47: Đánh giá nào sau đây đúng nhất với quốc gia Đại Việt thế kỷ XV?
A.Là quốc gia phát triển nhất châu á
B.Là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á
C.Là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á
D.Là quốc gia  phong kiến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Câu 48: Nội dung nào sau đây không phải là điểm mới của Luật Hồng Đức
A.Bảo vệ chủ quyền quốc gia
B.Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C.Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc
D.Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
Câu 49 : Thời Lê Sơ nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là
A.Thăng Long
B.Phố Hiến
C.Hội An
D.Thanh Hà
Câu 50: Chữ Quốc Ngữ ra đời xuất phát từ
A.Nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa giáo của các giáo sỹ Phương Tây
B.Nhu cầu của nhân dân ta
C.Nhu cầu của nhà nước phong kiến
D.Nho giáo đã mất dần hiệu lực độc tôn

Bình luận (0)
Hiếu Nguyễn
27 tháng 3 2022 lúc 15:37

47:C.Là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á.
48:C.Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc.
49:A.Thăng Long.
50:A.Nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa giáo của các giáo sỹ Phương Tây.
 

Bình luận (0)
kodo sinichi
27 tháng 3 2022 lúc 15:38

Câu 47: Đánh giá nào sau đây đúng nhất với quốc gia Đại Việt thế kỷ XV?
A.Là quốc gia phát triển nhất châu á
B.Là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á
C.Là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất Đông Nam Á
D.Là quốc gia  phong kiến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Câu 48: Nội dung nào sau đây không phải là điểm mới của Luật Hồng Đức
A.Bảo vệ chủ quyền quốc gia
B.Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C.Bảo vệ quyền lợi của Vua, hoàng tộc
D.Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
Câu 49 : Thời Lê Sơ nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là
A.Thăng Long
B.Phố Hiến
C.Hội An
D.Thanh Hà
Câu 50: Chữ Quốc Ngữ ra đời xuất phát từ
A.Nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa giáo của các giáo sỹ Phương Tây
B.Nhu cầu của nhân dân ta
C.Nhu cầu của nhà nước phong kiến
D.Nho giáo đã mất dần hiệu lực độc tôn

Bình luận (0)
Nguyên Lê
Xem chi tiết
Trường Phan
8 tháng 1 2022 lúc 12:24

Đâu không được xem là nguyên nhân thúc đẩy nền văn hóa, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?

A. Nền văn hóa phong phú, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển mạnh.

B.  Nhân dân ta rất ưa thích các hoạt động sinh hoạt văn hóa và duy trì phát triển. 

C.  Các lộ phủ đều có các trường học, các kì thi tổ chức ngày càng nhiều.

D.   Trong nhân dân các tín ngưỡng được duy trì và phát triển hơn so với trước.  

 
Bình luận (0)