Những câu hỏi liên quan
Bibi Buon Bibi Buon
Xem chi tiết
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:11

Câu 1:

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

 

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:13

Câu 2:

a, Nguyên nhân:
-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp \rightarrow Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:14

Câu 3: 

Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này  bởi  đây  một khúc sông có địa hình khá tốt, hai bên bờ có cấy cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 2 2021 lúc 5:17

* Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo:

+ Đạo thứ nhất: tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

* Nhận xét:

- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

 

Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
19 tháng 5 2016 lúc 14:40

Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
+ Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan

*Nhận xét : Ba đạo quân cùng tiến thẳng ra Bắc , phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân các địa phương đồng bằng sông Hồng , nhằm giành lấy miền trung tâm đất nước “ kho người, kho của” để tiến lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn.

Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:43

Chia 3 đạo 

– Đạo 1 : GP vùng Tây Bắc, ngăn viện binh địch sang. 

– Đạo 2 : Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (Sông Hồng, chặn đường rút của giặc từ Nghệ an về Đông quan 

– Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông quan

==> Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng,cùng nhân dân bao vây đồn địch,giải phóng đất đai,thành lập chính quyền mới.

Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 15:51

* Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi :

- Tháng 9/1426. Lê Lợi và Bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra bắc. Chia làm 3 đạo quân :

    + Đạo quân thứ 1 : Tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn việ binh giặc từ Vân Nam sang

    + Đạo quân thứ 2 : Có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị ( Sông Hồng) và chặn đường rút lui quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang

    + Đạo quân thứ 3 : Tiến thẳng ra Đông Quan

* Nhận xét :

Đây là một kế hoạch được vạch rõ ràng, hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ của cả 3 đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 10 2019 lúc 11:14

+ Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .

    + Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .

    + Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .

- Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn viện binh địch; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.

- Cuối năm 1426, tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi: nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ; quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.

- Nhận xét: Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

Tạ Tương Thái Tài
Xem chi tiết
Quốc Đạt
20 tháng 5 2016 lúc 14:11
Trải qua 14 năm, kể từ ngày khởi sự cho tới năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, lớn lao và rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. Chỉ trong thời gian một ngày, quân đội Tây sơn đã tiêu diệt gọn nhiều vạn quân Xiêm-Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của mình. Trong trận quyết chiến này, Nguyễn Huệ đã lợi dụng địa hình, vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt. Đặc biệt, ông đã khéo léo kết hợp quân thủy và quân bộ để cùng tấn công, đánh đối phương trên cả bốn mặt, nhưng chủ lực là đánh thật mạnh vào sườn địch. Xét toàn cục, cuộc tiến công trên có ý nghĩa chính trị, quân sự rất to lớn; nó có tác dụng quyết định đối với cuộc diện ở miền NamKhông thể tấn công đối phương ở Trà Tân, vì đây là một bản doanh tập trung đông quân và được phòng bị chặt chẽ, trong khi quân của Tây Sơn ít hơn hẳn về số lượng. Hơn nữa trong tình hình cả nước lúc bấy giờ, đòi hỏi Nguyễn Huệ phải đánh nhanh giải quyết nhanh. Bởi kẻ thù nguy hiểm của Tây Sơn không phải chỉ có liên quân Xiêm-Nguyễn ở Gia Định mà còn có quân chúa Trịnh ở Thuận Hóa. Tiến công vào Trà Tân, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ ác liệt và kéo dài. Như vậy, quân chủ lực tinh nhuệ của Tân Sơn bị giam chân ở phía Nam. Rất có thể, khi ấy quân Trịnh chớp lấy thời cơ đánh vào Quy Nhơn. Phải đồng thời đối phó với hai kẻ thù ở hai phía, quân Tây Sơn chắc chắn sẽ bị phân tán lực lượng. Đó là những lý do vì sao Nguyễn Huệ không mở cuộc tiến công vào đó, mà chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, kéo họ đến một địa hình có lợi cho quân mình, để tiêu diệt gọn bằng một trận thủy chiến
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 5 2016 lúc 14:48

- Nguyên nhân : Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

- Diễn biến : 

Cuối năm 1784 , quân Xiêm chiếm hầu hết các tỉnh miền Tây Gia Định . Tháng 1/1785 , Nguyễn Huệ vào vùng đất My Tho chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa

- Kết quả : Quân Xiêm bị thất bại

- Ý nghĩa lịch sử :

Là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẩy nhất của lịch sử dân tộcĐập tan âm mưu xâm lược XiêmKhẳng định của Tây Sơn
Thiên An
20 tháng 5 2016 lúc 15:04

* Diễn biến :

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và Cù lao Thời đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Quân Xiêm bị tấn công bất ngời nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn lại vài tên sống sót theo đường bộ chạy về nước.

* Ý nghĩa : 

- Đây là 1 trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

Tsukino Usagi
Xem chi tiết
doan thanh diem quynh
10 tháng 4 2016 lúc 20:20

de cuong ha. ngan qa zabanhze lem

thảo
10 tháng 5 2016 lúc 9:45

đề cương ở trường bn dài lắm hc hết các phần nhà le, nhà tây sơ, nhà nguyễn lun mik mún chết qá

Phùng Anh Hoàng
Xem chi tiết
Phong Thần
2 tháng 5 2021 lúc 18:28

Câu 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở điểm nào?- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống..

Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Chichi Ni
2 tháng 5 2021 lúc 18:37

CÂU 1:Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

=>Ngô Quyền đã huy động và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

           Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở ddieemr nào ?

=>Lợi dụng thuỷ triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.

CÂU 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

*Diễn biến:

-Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu khích nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

-Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọ ngầm mà không biết.

-Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

-Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phái thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành . Số còn lại, vì thuyền quá to nặng nện không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta với thuyền nhỏ đã nhẹ nhằng luồn lách, xong vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối,thiệt hại hơn quá nửa.

*Kết quả: Quân Nam Hán thua to, Lưu Hoằng Tháo thiệt mạng. Vua Nam Hán ra lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

*Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.

                                                       ... 

oho

 

 

Dương Trọng Trung
2 tháng 5 2021 lúc 19:19

Câu 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở điểm nào?- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống..

Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
5 tháng 4 2016 lúc 18:14

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

Hồ Thị Minh Nguyet
29 tháng 4 2018 lúc 14:19

bạn hỏi để làm gì

phạm nhật khuyên
3 tháng 5 2018 lúc 16:16

Nguyên nhân

Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương

Diễn biến

Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận huyện Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

Tháng 4 năm 542 và đầu năm 543, nhà Lương hau lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đánh địch và dành thắng lợi.

Kết quả

Mùa xuân 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ).

Lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa

Khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí lên ngôi hoàng đế lập nướ riêng thể hiện tinh thần ý chí độc lập.