Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tạ Tương Thái Tài

Trình bày diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ?

Quốc Đạt
20 tháng 5 2016 lúc 14:11
Trải qua 14 năm, kể từ ngày khởi sự cho tới năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được nhiều chiến thắng lớn, nhưng chưa có chiến thắng nào nhanh gọn, lớn lao và rực rỡ bằng chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. Chỉ trong thời gian một ngày, quân đội Tây sơn đã tiêu diệt gọn nhiều vạn quân Xiêm-Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của mình. Trong trận quyết chiến này, Nguyễn Huệ đã lợi dụng địa hình, vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt. Đặc biệt, ông đã khéo léo kết hợp quân thủy và quân bộ để cùng tấn công, đánh đối phương trên cả bốn mặt, nhưng chủ lực là đánh thật mạnh vào sườn địch. Xét toàn cục, cuộc tiến công trên có ý nghĩa chính trị, quân sự rất to lớn; nó có tác dụng quyết định đối với cuộc diện ở miền NamKhông thể tấn công đối phương ở Trà Tân, vì đây là một bản doanh tập trung đông quân và được phòng bị chặt chẽ, trong khi quân của Tây Sơn ít hơn hẳn về số lượng. Hơn nữa trong tình hình cả nước lúc bấy giờ, đòi hỏi Nguyễn Huệ phải đánh nhanh giải quyết nhanh. Bởi kẻ thù nguy hiểm của Tây Sơn không phải chỉ có liên quân Xiêm-Nguyễn ở Gia Định mà còn có quân chúa Trịnh ở Thuận Hóa. Tiến công vào Trà Tân, cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ ác liệt và kéo dài. Như vậy, quân chủ lực tinh nhuệ của Tân Sơn bị giam chân ở phía Nam. Rất có thể, khi ấy quân Trịnh chớp lấy thời cơ đánh vào Quy Nhơn. Phải đồng thời đối phó với hai kẻ thù ở hai phía, quân Tây Sơn chắc chắn sẽ bị phân tán lực lượng. Đó là những lý do vì sao Nguyễn Huệ không mở cuộc tiến công vào đó, mà chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, kéo họ đến một địa hình có lợi cho quân mình, để tiêu diệt gọn bằng một trận thủy chiến
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 5 2016 lúc 14:48

- Nguyên nhân : Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

- Diễn biến : 

Cuối năm 1784 , quân Xiêm chiếm hầu hết các tỉnh miền Tây Gia Định . Tháng 1/1785 , Nguyễn Huệ vào vùng đất My Tho chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa

- Kết quả : Quân Xiêm bị thất bại

- Ý nghĩa lịch sử :

Là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẩy nhất của lịch sử dân tộcĐập tan âm mưu xâm lược XiêmKhẳng định của Tây Sơn
Thiên An
20 tháng 5 2016 lúc 15:04

* Diễn biến :

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và Cù lao Thời đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Quân Xiêm bị tấn công bất ngời nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn lại vài tên sống sót theo đường bộ chạy về nước.

* Ý nghĩa : 

- Đây là 1 trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

huỳnh thị ngọc ngân
20 tháng 5 2016 lúc 18:13

Diễn biến:

+cuối năm 1784, hơn 5 vạn quân xiêm kéo vào đánh chiếm miền tây gia định+tháng 1-1785 , nguyễn huệ chọn rạch gầm - xoài mút làm trận quyết chiến cới giặc,đóng đại bản doanh ở mĩ tho+ ngày 19-1-1785, nguyễn huệ dùng mưu nhữ địch vào trận mai phục+kết quả: quân xiêm bị đánh tan nát , nguyễn ánh chạy sang xiêm lưu vongý nghĩa+đây là trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.chiến thắng quân xiêm góp phần đưa phong trào tây sơn phát triển lên một trình độ mới
Nguyễn Thị Thanh
25 tháng 5 2016 lúc 15:42

- Nguyễn Huệ cầu cứa quân Xiêm

- giữa 1784, hai vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Gía, ba vạn quân bộ xuyên Chân Lạp vào Cần Thơ và chiếm hết miền Tây Gia Định, địch đốt phá, giết người, cướp của

- Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định bổ trí trận trên sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút , đại bản danh đóng ở Mỹ Tho

- Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch

- Thủy quân Tây Sơn từ Rạch Gầm - Xoài Mút, cù lao Tây Sơn đổ ra đánh địch, quân địch bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh trốn sang Xiêm

* Ý nghĩa:

- Đây là chiến thắng thủy chiến lừng lẫy, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm

- Trừng trị hành động xấu xa bán nước của Nguyễn Ánh

- Chứng sự lãnh đạo tài giỏi của Nguyễn Huệ

-  Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên

- Đưa phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Được nhân dân ủng hộ

- Và sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ

Nguyễn Thị Thanh
25 tháng 5 2016 lúc 15:43

- nguyễn ánh sang cầu cứu quân xiêm

Hoàng Ngọc Thiện Mỹ
28 tháng 5 2016 lúc 15:51

* Diễn biến: 

- Giữa năm 1784, quân Xiêm gồm 5 vạn tiến vào nước ta:

+  2 vạn quân thuỷ tiến vào Kiên Giang

+  3 vạn quân bộ tiến vào Cần Thơ

-  Năm 1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

-  Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dụ địch vào trận địa mai phục. Quân ta từ khắp phía đồng loạt đánh vào địch. => Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết.

* Ý nghĩa:

- Là 1 trận thủy chiến lớn trong lịch sử dân tộc

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm đối với nước ta.

Hoàng Thị Huyền Nhi
6 tháng 4 2018 lúc 20:33

Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp \rightarrow Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân

Phúc
21 tháng 3 2020 lúc 19:54

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa :

Chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Khoa Tran
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Linh Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Thảo Nguyên
Xem chi tiết