Tóm tắt chiến lược chiến dịch Điện Biên Phủ
Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nhận xét về chiến dịch và bài học kinh nghiệm từ chiến thắng Điện Biên Phủ
* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng
tham khảo
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
Đáp án D
- (sgk 12 trang 147): Trong đông - xuân 1953 - 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 150): Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là nơi tập trung binh lực lớn nhất của địch (lúc cao nhất lên đến 16200 quân) để kết thúc chiến tranh.
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
Đáp án D
- (sgk 12 trang 147): Trong đông - xuân 1953 - 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 150): Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là nơi tập trung binh lực lớn nhất của địch (lúc cao nhất lên đến 16200 quân) để kết thúc chiến tranh
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là
A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh
B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch
Chọn đáp án D.
- (sgk 12 trang 147): Trong đông - xuân 1953 - 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 150): Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là nơi tập trung binh lực lớn nhất của địch (lúc cao nhất lên đến 1620 quân) để kết thúc chiến tranh.
Tóm tắt chiến dịch điện biên phủ , không lôi thôi nhé , ngắn gọn , đủ ý thôi nha
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch
Ngày 13 - 3 - 1954 , quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ .Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm , ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch như : Him Lam , Độc Lập , Bản Kéo . Trong trận đánh ở Him Lam , anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch . Ngày 30 - 3 - 1954 , quân ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai . Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp , máy bay đich không xuống được đành thả hàng xuống , quân ta thu được nhiều thực phẩm , vũ khí . Đến ngày 26 - 4 - 1954 , phần lớn cứ điểm ở phía đông thuộc về quân ta , riêng cứ điểm C1 và A1 địch còn chống cự quyết luyệt . Ngày 1 - 5 - 1954 , ta mở đợt tấn công thứ ba , đánh chiến các căn cứ còn lại . Tối 6 - 5 - 1954 , trái bộc phá nặng 1 tấn do bộ đội đào ngầm đặt vào phát nổ . Đó là hiệu lệnh công kích , bộ đội xung phong như vũ bão . 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954 , tướng Đờ Ca - xto - ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống . Lá cờ " Quyết chiến quyết thắng " tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc . Địch dương cờ trắng đầu hàng . Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi , góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp .
Mk ko copy đâu nha Tự soạn mỏi tay đó
Mọi người ơi, ai giúp em tóm tắt phần viết văn về chiến dịch Điện Biên Phủ với, em đang viết văn về bài này nhưng ko biết sắp xếp các ý chính sao (Q^Q) Ai giúp em tóm tắt phần diễn biến là được ạ, xin cảm ơn! ≥^≤
Đọc thông tin và quan sát hình 8, em hãy trình bày tóm tắt về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
THAM KHẢO
- Từ ngày 18/12/1972, để huỷ diệt thành phố Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc Việt Nam, Mỹ huy động hàng chục tốp máy bay B-52 và các loại máy bay khác ném bom vào cả bệnh viện, trường học, khu phố, bến xe,... ở Hà Nội làm cho hàng nghìn người chết và bị thương.
- Quân dân miền Bắc trong đó có Hà Nội đã kiên cường đánh trả máy bay Mỹ, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972) đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52. Thắng lợi này đã buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, kí Hiệp định Pa-ri (Paris) năm 1973, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
Dòng nào dưới đây sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian?A .chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch Điện Biên Phủ ,Chiến dịch Việt Băc. B Chiến dịch Việt Bắc , chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh .C Chiến dịch Việt Bắc , Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch Điện Biên Phủ .D chiến dịch Điện Biên Phủ ,,Chiến dịch Việt Bắc ,Chiến dịch Hồ Chí Minh
B vì chiến dịch Việt Bắc vào năm 1947, chiến dịch ĐBP vào năm 1954, chiến dịch HCM vào năm 1975
Đáp án C: Chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông –Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho
A. Cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi
B. Cuộc đấu tranh chính trị của ta giành thắng lợi
C. Cuộc đấu tranh quân sự và ngoại giao của ta giành thắng lợi
D. Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi
Đáp án D
Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Chú ý:
Điều này cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến thắng quân sự và chiến thắng ngoại giao:
- Chiến thắng trên mặt trận quân sự tạo điều kiện cho mặt trận ngoại giao giành thắng lợi.
- Chiến thắng trên mặt trận ngoại giao phản ánh thắng lợi của chiến thắng trên mặt trận quân sự