viết doạn văn ngắn mô tả về một loài thực vật hoặc động vật ở nước ta
bạn hãy viết một đoạn văn ngắn tả về một loài động vật biển mà bạn yêu thích
Tham khảo:
Cá heo là loài vật được rất nhiều người yêu quý. Nó được mệnh danh là bạn của con người. Cá heo rất dễ thương. Mình chú không lớn lắm nhìn rất cân đối. Cả mình chú là một làn da bóng mịn. Trên lưng là chiếc áo màu đen nhưng dưới bụng lại màu xám, hai màu sắc này khiến chú dễ dàng nguỵ trang giữa biển cả mêng mông. Chú cá heo có những cái vây nom xinh xinh như những cái tay đang vẫy vẫy. Yêu nhất là khuôn mặt cá heo với cái miệng thật dài, linh hoạt. Thỉnh thoảng, chú pha trò chơi bóng. Từ trên cao nhìn xuống mặt biển, ngắm nhìn những chú cá heo nhào lộn, vui chơi thật ngộ nghĩnh.
Chúc bạn hk tốt
Qua việc tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở hà nội từ thời nguyên thủy dến thế kỉ x,em hãy viết một doạn văn ngắn mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người hà nội trong giai đoạn này:
(giúp mik ik mn,mik đang cần gấp)
Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.
tham khảo
Vòng đời của muỗi:
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.
viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh vật hoặc loài vật hoặc cây cối mà em thích trong đoạn văn có sử dụng câu cảm và dấu chấm than
Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.
Qua những kiến thức đã học về môit trường nhiệt đới gió mùa, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 dòng) mô tả về nhiệt độ, lượng mưa, sinh vật của nước ta
giúp mik với, tối mik phải nộp cho cô rồi.Cảm ơn mn trước nhé.
Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông hoặc hồ, hoặc đầm ở nước ta mà em biết.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Mô tả đặc điểm của sông Hồng
(*) Trình bày:
- Tổng quan:
+ Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông Hồng chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, và chảy qua các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và đổ ra Biển Đông.
+ Sông Hồng có tổng chiều dài dòng chính là 1126 km, trong đó, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng 556 km.
- Đặc điểm chế độ nước:
+ Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn): Mùa lũ, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa; lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
+ Khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
+ Các công trình thuỷ lợi trên sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
- Vai trò: sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước.
+ Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.
+ Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.
Tham khảo:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn. Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa. Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Nhìn chung, lượng nước sông ngòi của Việt Nam khá phong phú do được kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân trên các sông ngòi của Việt Nam là 26.600 m3/s. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.
Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa. Do chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác.
Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).
Sông ngòi chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung. Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,…Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn.
Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sông ngòi Việt Nam.
viết một đoạn văn miêu tả về một loài động vật mà em yêu thik nhất
Giải thích một số hiện tượng thực tế như và mùa đông có một số loài thực vật có hiện tượng rụng lá ,động vật thì ngủ đông. Một số loài thực vật sống ở sa mạc, thân cây thường hay mọc nước hoặc lá biến thành gai.
- Mùa đông là mùa lạnh và khô, để chống lại sự khô hạn và lạnh giá, nhiều loài thực vật sẽ rụng lá để giảm lượng nước cần thiết cho cây.
- Động vật ngủ đông cũng là để tiết kiệm năng lượng, vì trong mùa đông thức ăn khó kiếm hơn và nhiệt độ khắc nghiệt với chúng.
- Các loài thực vật sống ở sa mạc lại phải đối phó với đất cằn cỗi và khô hạn. Thân cây thường mọc nước để đảm bảo việc hấp thu đủ nước cho cây. Lá biến thành gai là để giảm sự thoát hơi nước.