Sinh vật và Môi trường - Chương III. Con người, dân số và môi trường

≧✯◡✯≦✌
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
18 tháng 5 2016 lúc 16:46

1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
21 tháng 5 2016 lúc 13:55

1/ Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

2/ Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
28 tháng 5 2016 lúc 20:16

Có nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường : trong sinh hoạt hằng ngày , việc đốt cháy nguyên liệu trong gia đình như đun than , củi , dầu mỏ , khí đốt , các chất thải trong sinh hoạt , các chất thải của bệnh viện , đặc biệt là các chất thải có nhiễm phóng xạ do các vụ thử vũ khí hạt nhân gây ra . Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu , diệt cỏ , diệt nấm không đúng liều lượng và quy cách rồi các chất độc hóa học do chiến tranh, các chất thải của các nhà máy , xí nghiệp, giao thông vận tải đã thải vào không khí nhiều loại khí độc như CO1 ; CO2 ; SO2 ;.... Hậu quả của các hoạt động trên gây nên ô nhiễm môi trường , làm suy thoái hệ sinh thái , có hại đến sức khỏe của con người.

Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
28 tháng 5 2016 lúc 20:17

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường :

- Các khí thải từ hoạt động của các ngành công nghiệp và sinh hoạt.

- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học.

- Các chất thải có nhiễm xạ.

- Các chất thải rắn.

- Ô nhiễm do sinh vật gây ra.

Đỗ Nguyễn Như Bình
28 tháng 5 2016 lúc 20:43

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là:

+ Xả rác bừa bãi ko đúng nơi quy định

+ Các nhà máy xả nước thải ko qua xử lí ra môi trường

+ Sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật 

+ ...

 

Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
28 tháng 5 2016 lúc 20:17

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là :

- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí . Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi  , sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường ( năng lượng mặt trời , gió ,... ) . Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu , hạn chế tiếng ồn .

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị . Xây dựng hệ thống xử lí nước thải , dùng biện pháp cơ học , hóa học , biện pháp sinh học xử lí nước thải.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật : xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao , hạn chế phun , sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực , thực phẩm an toàn.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn :

Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học . Xây dựng khu tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ dùng , kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học .

Dù biện pháp sinh học hạn chế nào chăng nữa cũng không mang lại hiệu quả nếu như ta chưa tuyên truyền , giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm .

Đỗ Nguyễn Như Bình
28 tháng 5 2016 lúc 20:40

NHÓM 4 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

1. Hạn chế ô nhiễm không khí

2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước

3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc BVTV

4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

=> CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MT

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: 

1. Hạn chế ô nhiễm không khí: + Một số biện pháp

                                                   +Trồng cây gây rừng  

                                                     +Lắp đặt thiết bị lọc khí

                                                    +Bảo vệ công viên xanh

                                                     +Sử dụng năng lượng gió  

                                                      +Sử dụng năng lượng mặt trời

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: + Một số biện pháp

                                                       +Cải tiến công nghệ sản xuất.

                                                        +Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.

                                                         +Xây dựng hệ thống xử lí nước thải.

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:+ Một số biện pháp Trồng rau sạch Hạn chế phun thuốc BVTV

                                                                         +Sử dụng phù hợp thuốc BVTV

                                                                          +Xây dựng điểm thu gom rác thải

                                                                            +Sử dụng thiên địch

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: +Tái chế lại chất thải rắn

                                                               +Phân loại rác trước khi xử lí

                                                                +Chôn lấp rác thải khoa học

                                                                  +Xây dựng nhà máy xử lí rác

=>Một số biện pháp CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Vũ Duy Hưng
14 tháng 2 2017 lúc 16:36

- Để hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trong đó có một số biện pháp cơ bản như sau:

+ Xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt

+ Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế gây ô nhiễm

+ Sử dụng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm

+ Trồng cây gây rừng để điều hòa khí hậu

+ Xây dựng nhiều công viên và trồng cây trong thành phố, khu công nghiệp

+ Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường.

học 24h
Xem chi tiết
Trang
28 tháng 5 2016 lúc 20:25

Rừng có vai trò quan trọng trong hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm vào đất hạn chế xói mòn đất , chống bồi lấp lòng sông , ao hồ , các công trình thủy lợi . Rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất , tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm . Xác sinh vật rừng sau khi chết được phân giải sẽ cung cấp một lượng khá lớn cho đất .

Đỗ Nguyễn Như Bình
28 tháng 5 2016 lúc 20:28

 Rừng chứa chất dinh dưỡng, khoáng, mùn, ảnh hưởng độ phì nhiêu của đất, rừng làm tăng khả năng thấm, giữ nước của đất, bảo vệ đất chống xói mòn. 
Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt; giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị.

* Đây là mk lấy từ trên mạng ko bít có đúng ko

Đặng Nguyễn Xuân Ngân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 10 2016 lúc 12:03

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.

Ô nhiễm không khí từ các nhà máy trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2

Đặng Nguyễn Xuân Ngân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 10 2016 lúc 12:02

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sônghồbiểnnước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật,chất thải công nghiệp chưa được xử lí,.....tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Nước thải chưa được xử lí và rác thải công nghiệp chảy từ México vào Hoa Kỳ theo sông Mới chảy từ Mexicali, Baja California đến Calexico, California.

Lì Lí Li
Xem chi tiết
Anh Triêt
7 tháng 10 2016 lúc 20:57

1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. 
Ở động vật có quá trình phát sinh giao tử ở cả hai giới là đực và cái, quá trình phát sinh giao tử là quá trình giảm phân. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh học là rõ nhất. Mình có thể mô tả chi tiết nhưng sẽ rất dài. 
2. bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định. 
Ở các loài sinh sản hữu tính, luôn có sự kết hợp giữa các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh. Để đảm bảo sự duy trì ổn định này cần thông qua hai quá trình là quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình tái tổ hợp các giao tử đực và cái. Quá trình giảm phân bình thường ở các cá thể đực giúp tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) có chứa bộ NST đơn của loài và mỗi NST này đều tồn tại ở dạng NST đơn. Ở các cá thể cái có sự tạo thành giao tử cái (trứng) và các thể tiêu biến đều chứa bộ NST đơn của loài và các NST này cũng là các NST đơn, các thể tiêu biến không có vai trò rõ ràng trong sinh sản hữu tính. Trong quá trình thụ tinh có sự tái tổ hợp giữa các giao tử đực và cái, sự hợp nhất giữa 2 bộ NST đơn của loài sẽ tạo nên một hợp tử có chứa 2n NST. Đó cũng chính là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. 
3. Biến dị tổ hợp ........... 
Trước hết cần hiểu: biến dị tổ hợp là những biến dị di truyền phát sinh trong quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền ở cấp độ tế bào thông qua quá trình thụ tinh. 
Mỗi loài sinh vật có 2n NST đơn trong tế bào, quá trình phân chia NST về các giao tử trong quá trình giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên nên số loại giao tử mà mỗi cá thể có thể tạo ra là 2^n (2 mũ n) (n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài). Như vậy, sự kết hợp đực cái sẽ có 2^n x 2^n = 2^2n loại hợp tử. Đó chính là cơ sở cho sự phong phú của biến di tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính trong sinh giới. 
Ngày nay người ta thường ứng dụng biến dị tổ hợp trong nghiên cứu chọn giống cây trồng vật nuôi có những tính trạng tốt để phục vụ sản xuất.

Đoàn Thị Linh Chi
7 tháng 10 2016 lúc 21:19

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật là:

- Phát sinh giao tử cái:

+ Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cức thứ nhất có kích thược nhỏ và kích thước lớn.

+ Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn.

- Phát sinh giao tử đực:

+ Tinh bào bâc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.

+ Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 sinh tử, các sinh tử phát sinh thàn tinh trùng.

Câu 2: Bộ nhiễn sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là vì sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 3: 

- Biến dị tổ hợp xuất hiên phing phú ở các loài sinh sản hữu tính và được giải thích dựa trên cơ sở:

+ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái.

+ Do sự hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

Bình Trần Thị
7 tháng 10 2016 lúc 23:02

1. SGK . 

2. Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

3.sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái của một loài sinh vật nào đó. Nhờ có quá trình sinh sản hữu tính này nên số lượng các biến dị tổ hợp là rất phong phú. Cở sở tế bào học của nó chính là quá trình trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong lần phân bào I của giảm phân, sự phân ly độc lập của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử và cuối cùng là sự tái tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực cái để hình thành hợp tử.

Đặng Tin
Xem chi tiết
spiderman
16 tháng 9 2017 lúc 21:34

BÀI TUYÊN TRUYỀN

HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC NÂNG CAO SỨC KHỎE

a. Khái niệm:

- Thể lực là sức khỏe của con người, là trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thần.

b. Lợi ích của rèn luyện thể lực:

- Tăng cường sức khỏe để nâng cao thể chất.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, phẩm chất đạo đức và tâm lý.

- Giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và lao động.

c. Một số hình thức hoạt động thể lực:

- Đi bộ, đá bóng.

- Bóng bàn, quần vợt .

- Cầu lông, nhảy dây, đá cầu, kéo co.

- Đi xe đạp, bóng rổ, bóng chuyền.

- Lao động vừa sức.

- Các bài thể dục thông thường, thể dục nhịp điệu.

Chú ý: Sắp xếp cường độ, khối lượng và thời gian rèn luyện thể lực hợp lý. Trẻ em mỗi ngày phải đảm bảo hoạt động thể lực 60 phút, người lớn 30 phút (WHO)