Sinh vật và Môi trường - Chương III. Con người, dân số và môi trường

Ngoc Tram Bui
Xem chi tiết
t t
Xem chi tiết
Thanh Thủy
23 tháng 3 2019 lúc 21:08

1)trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích:củng cố và duy trì các tính trạng mong muốn ,tạo dòng thuần

2)Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. Đó là biểu hiện của thoái hóa giống

3)Lai kinh tế là : trường hợp lai giữa bố mẹ thuần chủng khác về kiểu gen nhằm thu được F1 biểu hiện ưu thế lai rôi dùng làm sản phẩm chứ không dùng F1 làm giống

vd: (con cái ) Lợn Ỉ Móng Cái x (con đực ) Đại Bạch

4) -ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn , sinh trưởng nhanh hơn ,phát triển manh hơn ,chống chịu tốt hơn ,các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

-cơ sở di truyền : các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định . Khi là giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau , đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu , ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện , gen trội át gen lặn , đặc tính xấu không được biểu hiện , vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn

5)

- Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, bón phân và tưới nước đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.

- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về thức ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.

6)- hỗ trợ khi : gặp điều kiện thuận lợi : nguồn ăn phong phú , nơi ở rộng rãi ,.. sinh vật có hiện tượng sống quần tụ làm số lượng cá thể tăng cao

-cạnh tranh khi : gặp điều kiện bất lợi , số lượng cá thể tăng quá cao , thiếu thức ăn , nơi ở chật chội , con đực trang giành con cái ,.. các cá thể cùng luoif cạnh tranh nhau gay gắt , dẫn tới một số cá thể yếu phải tách ra khỏi nhóm

Touken Ranbu
Xem chi tiết
Skegur
4 tháng 3 2018 lúc 21:47

Từ khi xuất hiện cho đến nay, con người luôn tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, tuỳ từng thời kì và tương ứng với mức độ phát triển kinh tế - xã hội mà con người tác động tới môi trường tự nhiên có khác nhau về tính chất và quy mô.

Tác động của con người tới môi trường tự nhiên được xem xét trong 3 thời kì:

- Thời kì nguyên thuỷ :

+ Con người hoà đồng với thiên nhiên. Con người đã thừa hưởng các sản phẩm của tự nhiên bằng cách hái lượm và săn bắt động vật hoang dã.

+ Con người đã biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và dồn bắt muông thú. Tác động đáng kể của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên là đã làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn.

- Thời kì xã hội nông nghiệp :

+ Con người vẫn tiếp tục săn bắt động vật hoang dã nhưng đã biết trồng cây lương thực và biết chăn nuôi.

+ Con người đã chặt phá nhiều cánh rừng tự nhiên lấy đất trồng trọt, chăn nuôi và định cư. Do đó, đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn, làm cho nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kì này đã tạo ra được nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với lợi ích của con người và cũng từ đó đã tạo ra hệ sinh thái trồng trọt.

- Thời kì xã hội công nghiệp :

+ Con người đã chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghiệp khai khoáng phát triển và nền sản xuất nông nghiệp dần được cơ giới hoá...

+ Đồng thời với việc phát triển sản xuất, quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng. Do đó, con người cũng cần đất đai và đã làm mất đi nhiều cánh rừng rộng lớn và đất đai trồng trọt. Sự chuyển biến này đã tác động không nhỏ tới môi trường : làm giảm sút độ đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên... Tuy vậy, do nhận thức về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người nên trong thời kì này, con người đã và đang có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, khống chê dịch bệnh và tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt...

Dương Sảng
5 tháng 3 2018 lúc 12:28

Con người đã tác động tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội như thế nào?

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lừa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lừa dồn thú dừ vào những hố sâu đê bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu. Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy,

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn. bò... Hoạt độne trổng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quà là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùne rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, naoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giông cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chê tạo ra máy hơi nước sư dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đă tạo điểu kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sông.

Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.

Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.

Ngành hoá chất sản xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
13 tháng 3 2018 lúc 21:26

Các hiệu ứng nhà kính: làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

Nhã Yến
13 tháng 3 2018 lúc 22:08

- Khi ánh sáng MT chiếu vào Trái Đất một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian.

- Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt trời ko cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh ,nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái đất nóng lên .

-> Sự tăng nồng độ các khí nhà kính làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên và làm biến đổi khí hậu .

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
dau tien duc
13 tháng 3 2018 lúc 21:31
Tái sử dụng và tái chế rác thải sinh hoạt và sản xuất Thay đổi bóng đèn chiếu sáng ( sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện ) Lái xe thông minh và hạn chế sử dụng xe cá nhân ( để tránh ô nhiễm môi trường ) Mua những sản phầm tiết kiệm năng lượng hiệu quả Hãy tắt các thiết bị điện khi không cần thiết Trồng nhiều cây xanh Khuyến khích người khác tiết kiệm năng lượng
Nhã Yến
13 tháng 3 2018 lúc 22:00

* Một số biện pháp nhằm làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính :

- Tiết kiệm điện : sử dụng ánh sáng tự nhiên ,dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện ko cần thiết khi ra khỏi phòng hoặc khi ko sử dụng đến,..

- Khi cần di chuyển những quãng đường gần thì hãy đi bộ ,thay vì dùng xe máy,..

- Sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ, tốt cho môi trường thay vì dùng những lò than ,lò củi,..

- Tiết kiệm giấy : in giấy ở cả 2 mặt ,sử dụng tập cũ làm giấy nháp

- Tái chế bao nilong ,vỏ chai nhựa

- Trồng nhiều cây xanh....

Nguyễn Nguyệt Hà
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
27 tháng 3 2018 lúc 20:26

Ai giúp mình với mình cũng đang cần mấy câu này khocroi.

Nguyễn Lê Thùy Linh
19 tháng 8 2018 lúc 14:07

2. Với sự tăng lên nhanh chóng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra từ những hoạt động của con người, nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu (Global warming). Các nhà khoa học nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là thảm họa tự nhiên lớn nhất mà con người phái đối mặt, hậu quả của nó còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh gộp lại.

3.

• Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất.

• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.

• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.

• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.

• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà, nó không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
dau tien duc
25 tháng 3 2018 lúc 20:47

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.[1][2] Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

Trần Như Hiền
7 tháng 4 2018 lúc 10:03

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.

Hơi nước, 36–70% Cacbon điôxít, 9–26% Mê tan, 4-9% Ôzôn, 3-7%
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết