Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Thu Hồng
Xem chi tiết
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Trần Huy
Xem chi tiết
Trần Võ Quỳnh Anh
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
12 tháng 5 2021 lúc 22:19
* Bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. 

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Lãnh đạo

Nông dân.

Văn thân, sĩ phu.

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Lực lượng tham gia

Nông dân.

Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Khởi nghĩa vũ trang.

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

VTKiet
Xem chi tiết
nguyễn công quốc bảo
19 tháng 4 2023 lúc 21:05

Câu 1

- Đây là cuộc  khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không phải các văn thân, sĩ phu mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do các thủ lĩnh địa phương cầm đầu ( Xuất thân từ địa phương)

Câu 3

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghị kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những  đề nghị cải cách nhằm canh tân đổi mới đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại trong triều đình

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách đa phần đều mang tính chất ròi rạc, lẻ tẻ chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giữa nhân dân với thực dân pháp với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ pk

- Ý nghĩa của các đề nghị cải cách: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết.

Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:01

Tham khảo

- Điểm giống nhau:

+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.

Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Kết quả: thất bại

Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Điểm khác nhau:

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:58

Tham khảo

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần

vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành

độc lập dân tộc, khôi phục lại chế

độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê

hương,… => chưa đưa ra phương

hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

Mai Trung Hải Phong
14 tháng 8 2023 lúc 18:58

Tham khảo

Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.

Thời gian tồn tại:
Phong trào Cần Vương: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng tham gia:
  Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Phương thức đấu tranh:
Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.
Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Tính chất:
Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân mang tính tự phát.

Hùng Nguyễn Mạnh
Xem chi tiết
♥ღ๖ۣۜ  Kirashi Ruby ๖ۣۜღ...
23 tháng 3 2022 lúc 22:19

Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - Không thuộc phong trào Cần Vương.

- Giống nhau:

+ Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Đều thất bại.

- Khác nhau:

- Lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

+ Phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

- Mục tiêu: + Phong trào Cần Vương là chống pháp dành lại độc lập dân tộc.

+ Khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

- Địa bàn hoạt động: + Phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

+ Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

- Tính chất: + Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

+ Yên Thế là phong trào nông dân mang tính tự phát phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.

+ Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

+ Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, thời gian kéo dài nhất gần 30 năm, quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta dến những năm đầu thế kỷ XX.

+ Khởi nghĩa Yên thế không chịu sự chi phối của tư trưởng Cần Vương, mà là phong trào tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng, buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hòa và nhường bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Kết quả: ngày 10 tháng 2 năm 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hùng Nguyễn Mạnh
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
21 tháng 3 2022 lúc 9:43

Tham Khảo

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào. Cụ thể là: *Mục tiêu đấu tranh: - Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.  
Alien
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
15 tháng 3 2023 lúc 11:07

Khởi nghĩa Yên Thế là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913. Dưới đây là bảng thống kê nêu các điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa khác cùng thời (phong trào Cần Vương):

Đặc điểmKhởi động nghĩa Yên ThếPhong trào Cần Vương

time timeTừ năm 1884 đến năm 1913Từ năm 1860 đến năm 1885
vùng đấtbắc bộCác vùng miền Nam và Trung Bộ
Lãnh đạoSĩ Đức Quang, Phan Đình PhùngTôn Thất Thuyết, Phan Đăng Lưu
Tổ chứcTập trung, có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân độiPhân tán, không có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân đội
Mục đíchChống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt NamChống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt Nam
phạm viCó sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, từ quý tộc đến nông dân, công nhânChủ yếu là quý tộc, triều đình, số tướng lĩnh và quan lại

Như vậy, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có nhiều điểm khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa khác cùng thời điểm, đặc biệt là ở cách tổ chức, mục đích và phạm vi tham gia.