Những câu hỏi liên quan
Trần Minh Thư
Xem chi tiết
Người Già
29 tháng 10 2023 lúc 2:11

- Quản lý bền vững: Các quốc gia cần thiết lập và thực hiện chính sách quản lý bền vững cho nguồn nước ngầm. Điều này bao gồm việc thiết lập các khu vực bảo vệ nước ngầm, giới hạn việc khai thác nước ngầm, và đảm bảo rằng sự sử dụng nước ngầm được kiểm soát để tránh quá tải.

- Kiểm soát ô nhiễm: Để ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn như xả thải công nghiệp, nông nghiệp, và xử lý nước thải. Việc duy trì chất lượng nước ngầm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sử dụng an toàn cho con người và môi trường.

- Tăng cường giám sát và nghiên cứu: Các hệ thống giám sát nước ngầm cần được thiết lập để theo dõi mức nước ngầm, chất lượng nước, và tình trạng của các tầng đất dưới lòng đất. Nghiên cứu liên quan đến động lực nước ngầm và tương tác với các nguồn nước bề mặt cũng quan trọng để hiểu rõ hơn về hệ thống nước ngầm.

- Tích hợp quản lý nguồn nước: Quản lý nguồn nước ngầm cần được tích hợp với quản lý tổng thể của nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước bề mặt. Điều này giúp đảm bảo rằng các biện pháp quản lý không ảnh hưởng đến tình hình nước ngầm và giúp tối ưu hóa sử dụng nước.

- Giáo dục và tạo ý thức: Công chúng cần được giáo dục về tầm quan trọng của bảo vệ nguồn nước ngầm. Chương trình giáo dục và tạo ý thức có thể giúp người dân và doanh nghiệp hiểu về tác động của họ đối với nguồn nước ngầm và thúc đẩy hành động bảo vệ.

- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước: Các biện pháp tiết kiệm nước cần được khuyến khích và thực hiện, bao gồm việc sử dụng thiết bị tiết kiệm nước và thực hành quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn.

Bình luận (0)
thinh duc
Xem chi tiết
Mai Hiền
4 tháng 5 2021 lúc 9:59

- Vai trò của tài nguyên nước:

+ Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất.

+ Yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước và cách khắc phục:

Nguồn nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm

Cách khắc phục

Các sông, cống nước thải ở thành phố

Do dòng chảy bị tắc và do xả rác bẩn xuống sông.

Khơi thông dòng chảy.

Không đổ rác thải xuống sông.

Ao, hồ

Do rác thải.

Không vứt rác thải bừa bãi xuống ao, hồ.

Biển

Dầu loang từ các vụ tai nạn tàu thủy, …

Hạn chế đến mức tối đa các vụ tai nạn.

Triển khai công tác cứu hộ kịp thời.

 - Hậu quả của việc thiếu nước:

+ Nguyên nhân gây bệnh tật do mất vệ sinh.

+ Ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán.

+ Không đủ nước uống cho các đàn gia súc, …

Bình luận (0)
thinh duc
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
3 tháng 5 2021 lúc 20:54

* Vai trò của tài nguyên nước :

– Nấu ăn

– Tắm rửa

– Giặt quần áo

– Dùng để vệ sinh nhà cửad

– Giải trí: hồ bơi, công viên nước,…

* Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước :

- Nâng cao ý thức cộng đồng.

- Giữ sạch nguồn nước.

- Tiết kiệm nguồn nước sạch.

- Xử lý phân thải đúng cách.

- Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt.

- Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.

- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm.

 

 

 

Bình luận (0)
Quốc thuận Lê
Xem chi tiết
Minh Phương
6 tháng 4 2023 lúc 21:35

1.

- Vai trò của nước:

+ Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất.

+  Nước chiếm đến tỷ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể.

+ Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước sạch có chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

+ Nước cần cho mọi sự sống và phát triển

2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

+Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.

+Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

+Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.

+Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+Ô nhiễm do rác thải y tế.     

 3

.- Không xả rác bừa bãi trên ao, hồ, sông, suối,...

- Giữ sạch nguồn nước.

- Hạn chế sử dụng túi thực phẩm.

- Nâng cao ý thức cộng đồng. 

 

Bình luận (4)
28 Nhật Quý
Xem chi tiết
chuche
9 tháng 5 2022 lúc 16:27

Tham khảo :

Với cơ thể:
Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi  trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi….. Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Các vai trò cụ thể như:

– Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

– Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình.

– Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.

– Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể

– Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…
Nước đối với các hoạt động sống và sinh hoạt.

Nước đối với đời sống sinh hoạt

Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe:

Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…

Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.

Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta.

Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Biện pháp:

Giữ sạch nguồn nước

Tiết kiệm nước sạch

Xử lý phân thải

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác

Xử lý nước thải

Bình luận (0)
Kaito Kid
9 tháng 5 2022 lúc 16:28

bn tham khảo

Nước là một trong những chất quan trọng nhất trên trái đất. Tất cả các loài động vật và thực vật đều phải có nước để tồn tại. Nếu không có nước thì sẽ không có sự sống trên trái đất.

Trong đời sống của con người hằng ngày, vai trò của nước đối với đời sống thì hầu hết ai cũng biết, cụ thể như:

– Nấu ăn

– Tắm rửa

– Giặt quần áo

– Dùng để vệ sinh nhà cửad

– Giải trí: hồ bơi, công viên nước,…

– Giữ cho cây sống trong vườn và công viên

Nước cũng rất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của cây trồng nông nghiệp và sử dụng trong sản xuất các sản phẩm.

Điều quan trọng là nước để sử dụng cho tất cả các mục đích trên phải là nước sạch. Có nghĩa là nước sẽ không có hoặc ít vi trùng, vi khuẩn, hóa chất,…

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Trung
Xem chi tiết
scotty
24 tháng 3 2022 lúc 21:24

Câu 1
- Nước có vai trò : Cug cấp khoáng chất, oxi, nuôi dưỡng tb cho sinh vật, là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp,....vv

Câu 2

- Do các chất thái của nhà máy, khu dân cư, nơi ở con người, chất thải của sinh vật, thuốc hóa học, chất phóng xạ, bụi bặm,.....

Câu 3 : Tác hại : Gây ảnh hưởng cực lớn đến sự sinh trưởng và đời sống sinh vật, gây mất cân bằng khí hậu, gây nhiều bệnh tật cho sinh vật,.....vv

Câu 4 : Gây ra rất nhiều bệnh tật cho sinh vật sử dụng nguồn nước bẩn đó, gây cơ thể sinh vật càng rơi vào tình trạng thiếu nước,....vv

Câu 5

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước : Nghiêm cấm thử và sản xuất vũ khí hạt nhân, lọc và xử lí nguồn nước thải ra, trồng nhiều cây xanh giúp giảm bớt bụi và bảo vệ nguồn nước ngầm, nghiêm cấm sử dụng thuốc hóa học ,....vv

Câu 6

Vai trò của tài nguyên rừng : Cung cấp lượng oxi chủ yếu, làm cân bằng khí hậu, bảo vệ nước ngầm, là nơi ở, sinh sản của nhiều loại thú, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ khỏi hiệu ứng nhà kính, chống sạc lở, bão, lũ lụt, thiên tai, ....vv

Câu 7 : Cái này e có thể tham khảo trên mạng

Câu 8 : Chúng ta cần : 

- Thực hiện tốt việc cải tạo , khai thác, bảo vệ rừng

- Ngăn chặn việc chặt phá rừng bừa bãi

- Giảm hiệu ứng nhà kính bằng nhiều biện pháp

- Tuyên truyền ý thức cho ng dân về tầm quan trọng của rừng

- Thực hiện các chính sách khuyến khích ng dân bảo vệ lấy rừng

- .....vv

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 11 2017 lúc 11:36

  - Biểu hiện:

      + Ở miên núi: đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,... do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực.

      + Ở đồng bằng: đất bị nhiễm mặn, phèn hoá; đất bạc màu; đất bị ô nhiễm.

   - Biện pháp bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng.

      + Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm (làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miển núi.

      + Đối với đồng bằng: Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 1 2020 lúc 7:08

Đáp án D

Bảo vệ rừng và trồng rừng không tác động trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta hiện nay

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2018 lúc 7:15

Đáp án A

Nâng số lượt khách du lịch lên nhiều hơn không tác động trực tiếp đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta hiện nay

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
5 tháng 2 2016 lúc 10:38

- Đối với vùng đồi núi :

   + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc ( làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng)

   + Cải tạo đất hoang , đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

    + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

- Đối với vùng đồng bằng :

   + Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp

   + Cùng với thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất ; bón phân cải tạo đất thích hợp.

    + Chống ô nhiễm đất do chất đọc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng

Bình luận (0)
Lê Minh Đức
5 tháng 2 2016 lúc 15:26

– Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc.
+ Sử dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

 

– Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Cùng với việc thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất; bón phân cải tạo đất thích hợp.
+ Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu…

Bình luận (0)