Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Hỏi đáp V/S
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 21:54

- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như tài nguyên khoáng sản.

- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu dược quản lí tốt, như tài nguyên đất, nước, sinh vật. biển và tài nguyên nông nghiệp.

 

Bình luận (0)
Hỏi đáp V/S
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 21:54

Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên không phải là vô tận. chúng ta cần phải sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.

 

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
14 tháng 2 2017 lúc 16:51

- Thiên nhiên tạo ra nguồn tài nguyên cho con người nhưng không phải là vô tận con người phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí để vừa phục vụ đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho thế hệ sau vừa tạo điều kiện cho nguồn tài nguyên tái sinh phục hồi.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường hiện nay.

Bình luận (0)
Hỏi đáp V/S
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 21:57

Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng hấp thụ các chất khoáng và nước trong đất, nhưng đất rừng không bị nghèo và khô dần. Xác sinh vật rừng sau khi được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng cho đất.

Ở những vùng có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng đã giữ nước mưa làm cho nước ngấm được vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô. Khi chảy trên mặt đất, nước luôn va vào gốc cây nên chảy chậm lại. Do vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất nhất là xói mòn trên sườn dốc đồng thời cũng chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ, các công trình thủy lợi, thủy điện.

Bình luận (0)
Hoàng Yến
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:59

Hậu quả của việc chặt phá rừng?

- Gây lũ lụt , đặc biệt là đầu nguồn vì rừng cản nước rất tốt
- Sạt lỡ , xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất
- Làm mất đi nguồn thức ăn , nơi sinh sản của động vật
- Làm mất đi oxi (vì cây quang hợp lọc chất CO2 thành O2 nên tao sự cân bằng khí CO2 và O2)

- Nhiều loài cây quý hiếm bị tuyệt chủng

Bình luận (0)
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 23:20

Do ở đới nóng thường có mưa nhiều và thường xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, vì vậy người ta làm ruộng bậc thang thứ nhất là để chống xói mòn và sạt lở đất, thứ hai là sẽ giúp giữ lại chất dinh dưỡng trong đất vì mưa sẽ cuốn đi chất dinh dưỡng có trong đất và do ruộng bậc thang nằm ở trên núi có mạch nước ngầm sẽ thuận lợi cho việc tưới tiêu.

Bình luận (0)
Vũ Quỳnh Trang
15 tháng 4 2017 lúc 15:28

Các khu rừng đc bảo vệ tốt ở nước ta là:

VQG Cúc Phương, Ba Vì, Cát Tiên, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, Yooc Don ...

Bình luận (0)
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Thái Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Dương Sảng
14 tháng 2 2018 lúc 14:54

Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất:

- Đất là môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông,... Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa.

Ví dụ: các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn, ... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất

Bình luận (1)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
26 tháng 2 2018 lúc 21:32

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh vì sau khi sử dụng nó có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt

Bình luận (0)
Nhã Yến
27 tháng 2 2018 lúc 12:53

Tài nguyên đất là tái nguyên tái sinh vì đây là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.

Bình luận (0)
ngok@!! (vẫn F.A)
27 tháng 2 2018 lúc 20:18

tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách sử dụng và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
 Ngọc Ánh 2k6
26 tháng 2 2018 lúc 21:46

Ủa sao sinh học lớp 9 như lớp 5 vậy

Bình luận (0)
Dương Sảng
27 tháng 2 2018 lúc 12:26

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 2 2018 lúc 21:35

Hậu quả của việc phá rừng là :
- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.
- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 2 2018 lúc 21:35

Một số tác hại của việc phá rừng là :

- Gây lũ lụt , đặc biệt là đầu nguồn vì rừng cản nước rất tốt

- Sạt lỡ , xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất

- Làm mất đi nguồn thức ăn , nơi sinh sản của động vật

- Làm mất đi oxi (vì cây quang hợp lọc chất CO2 thành O2 nên tao sự cân bằng khí CO2 và O2)

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:49

Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi và làm mất nơi ở của các loài sinh vật

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
27 tháng 2 2018 lúc 19:21

Thứ nhất: Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất
Thứ hai: Những vùng đồi núi có nhiều mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu(ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.
Thứ ba: làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn và....nhìn cũng đẹp hơn nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:47

Thứ nhất: Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa.Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất

Thứ hai: Những vùng đồi núi có nhiều mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu(ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.

Thứ ba: làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn và....nhìn cũng đẹp hơn nữa.

Bình luận (0)
Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 19:24

việc làm ruộng bậc thang chống xói mòn đất

Bình luận (0)