Những câu hỏi liên quan
Annh Việt
Xem chi tiết
Khôi Nguyênx
23 tháng 2 2022 lúc 8:24

Tham khảo:

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 

Bình luận (0)
Nguyễn acc 2
23 tháng 2 2022 lúc 8:25

refer:

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Bình luận (0)
kodo sinichi
23 tháng 2 2022 lúc 8:27

tham khảo

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Bình luận (0)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
肖赵战颖
14 tháng 3 2021 lúc 21:22

Kiểm tra hay gì((:? Trong sách học tốt có đấy .-.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Vy
14 tháng 3 2021 lúc 21:30

I. Những thuận lợi :

1. Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

3.  Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

4. Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

5. Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.

6. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

7. Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.

II. Những khó khăn:

1. Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;

2. Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Mai_NBK
14 tháng 3 2021 lúc 21:50

Trả lời:

►Thuận lợi : 

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. 
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. 
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. 
-Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. 

► Khó khăn: 
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. 
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền cũng rất khó khăn và tốn kém . 
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam nhưng hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế và vấn đề an ninh quốc phòng. 
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước xung quanh (đặc biệt là TQ).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Phương Linh
Xem chi tiết
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
3 tháng 1 2021 lúc 21:07

 * Thuận lợi: 

        - Địa hình đồi núi: cùng với đất tạo bởi quá trình Feralit đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, ...

         - Địa hình đồi núi: đặc biệt là đồng cỏ ở Mộc Châu, Ba Vì... thích hợp để chăn nuôi gia súc lớn.

         - Địa hình có tính phân bậc địa hình=> làm cho việc đa dạng hóa cây trồng thể hiện rất rõ nét. Ví dụ như Tây Nguyên: Tuy nằm trong khí hậu cận xích đạo nhưng cũng có điều kiện để  trồng cây có nguồn gốc cận nhiệ và ôn đới là chè.

          - Địa hình miền núi có độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn=> tạo điều kiện cho việc hình thành các hồ thủy điện. Ở nhiều nơi hệ thống bậc thang thủy ddienj được hình thành: Hệ thống sông Đà, Sông Xê xan...

           *  Khó khăn:

              - Địa hình đồi núi chia cắt làm ảnh hưởng đến việc đi lại sinh hoạt của người dân, tới việc phát triển kinh tế liên vùng ... đặc biêt là ở Tây NGuyên, Tây Bắc...

               - Sự phân hóa của địa hình làm cho việc  tạo nên các mối liên kết kinh tế bị yếu đi làm cho kinh tế của các vùng này chưa được phát triển.

               Địa hình cao, dễ sảy ra các hiện tương sạt lở ảnh hưởng đến con người, sức khỏe... của con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Trang Khuê
3 tháng 1 2021 lúc 21:12

Thuận lợi:

- Thiều tài nguyên khoáng sản, nhiều phong cảnh đẹp

- Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm 

- Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng  tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..

- Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện 

- Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. 

Khó khăn:

- Thiếu nước vào mùa khô,

- Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế…

- Độ dốc lớn kết hợp với mưa lớn gây sạt lở và xói mòn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Hoàng
3 tháng 1 2021 lúc 21:06

 1.Thuận lợi là có thể khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên

2. Khó khăn là núi đá có thể đổ đè nát người chết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 20:19

- Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).
- Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm...).

Bình luận (1)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 20:19

- Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).
- Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm...).

Bình luận (0)
Đặng Anh Thư
1 tháng 4 2017 lúc 14:13

a) Sự phân hóa da dạng của cảnh quan tự nhiên tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội:

-Làm cho thiên nhiên nước ta phong phú đa dạng, đây là một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái và tạo nên sự giàu có về tài nguyên rừng của nước ta. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. + Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây ăn quả, thủy sản, hải sản,...). Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, với các sản phẩm Miền Bắc, Miền Nam khác nhau và trên phạm vi cả nước quanh năm có thu hoạch. Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản). b) Tuy nhiên, nước ta là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm,...).
Bình luận (0)
chàng trai 16
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
22 tháng 3 2016 lúc 22:17

địa hình nước ta là 3/4 là đồi núi , 1/4 là đồng bằng .

Bình luận (0)
Minh Hiền Trần
23 tháng 3 2016 lúc 8:33

ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
*Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tìch nhưng chủ yếu là đồi níu thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- 60% diện tích là đồi núi thấp,tính cả đồng bằng là 85%,chỉ có 1% là núi cao
*Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Đia hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt thấp dần từ nội địa ra biển: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Hướng nghiêng: cao ở phía đông Bắc và thấp dần về phía Tây Nam
- Có hai hướng chính:Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
*Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở

- Địa hình dễ bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: làm xuất hiện nhiều cảnh quan nhân tạo nhưng cũng làm cho địa hình nguyên thủy biến dạng, lũ lụt, sạt lở đất.

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

 

Bình luận (0)
Thanh Kim
6 tháng 6 2018 lúc 21:02

Thuận lợi :
- Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Đối với Nông, Lâm nghiệp :
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp
các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc
+ Đối với du lịch : phong cảnh đẹp , khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành lên các điểm du lịch nổi tiếng
khó khăn:
+ địa hình bị chia cắt mạnh , là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội ( giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..)
+ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt ( rét đậm, rét hại ,sương muối...)ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư
+ Có nguy cơ phát sinh động đất
+ Nạn phá rừng
+ Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô..

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 10 2019 lúc 18:24

Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lược để phát triển kinh tế toàn diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều nghành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).

Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm,…)

Bình luận (0)
BW_P&A
Xem chi tiết
Princess Starwish
27 tháng 6 2016 lúc 15:12

+Thuận lợi:

Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,...); công nghiệp (nhiên liệu, năng lượng, luyện kim, chế biến,...) 
+ Thiên nhiên đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn tạo điều kiện phát triển du lịch. 
+ Cảnh quan thiên nhiên nhiều vùng khác nhau tạo điều kiện để xây dựng các vùng sản xuất phù hợp với từng vùng, đa dạng hóa sản phẩm. 
- Khó khăn: 
+ Nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt làm cho môi trường sinh thái dễ bị biến đổi. 
+ Tài nguyên thiên nhiên dễ bị cạn kiệt nếu như sử dụng không hợp lý.

Bình luận (1)
kiên lê
19 tháng 9 2016 lúc 23:18

Thuận lợi:+Phát triển du lịch sinh thái, phát triển kinh tế của công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải. 
+Vùng núi nước ta có nhiều khoáng sản, lâm sản, du lịch, thủy văn phục vụ cho công nghiệp khai thác phát triển. 
Khó khăn:+Hạn hán, bão lũ lụt gây thiệt hại cho người và của. 
+Địa hình hiểm trở làm giao thông vận tải khó khăn, khí hậu khắc nghiệt.

 

Bình luận (0)
Princess Starwish
20 tháng 9 2016 lúc 8:53

Kudo Shinichi

VD: lũ lụt, hạn hán...

Bình luận (1)
Nguyễn Việt Hà
Xem chi tiết
Dark_Hole
13 tháng 3 2022 lúc 11:08

Tham khảo:

Thuận lợi: .

• Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).

• Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: .

• Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.

• Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.

• Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.

• Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

Bình luận (0)
Nya arigatou~
Xem chi tiết