Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thi Trinh
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 21:50

Bạn tham khảo nhé:

“Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ.
“Nhị Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt.
“Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm.
“Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng xuất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng tốt


+ Yếu tố nội tại bên trong: giống (gen di truyền)
+ Điều kiện kỹ thuật bên ngoài: nước, phân, cần (chăm sóc cần mẫn)

==>>> Trong đó, yếu tố nội tại bên trong (giống) lại đóng vai trò quyết định đến năng suất của cây trồng. Vì cây trồng chỉ có thể cho năng suất tối đa trong giới hạn quy định của giống. Tuy nhiên, nếu giống tốt nhưng điều kiện kỹ thuật không đảm bảo thì cũng không thể nào đạt được năng suất tối đa. Như vậy có thể thấy rằng yếu tố bên trong (giống cây trồng) là điều kiện cần và điều kiện kỹ thuật bên ngoài là điều kiện đủ để có được vụ mùa bội thu.

Toàn Lê
Xem chi tiết
Mai Hiền
27 tháng 12 2020 lúc 17:38

Sơ đồ: Kiểu gen + môi trường → Kiểu hình

Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng ( kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

Phân tích vai trò của giống và kĩ thuật trong sản xuất:

- Vai trò của môi trường (kĩ thuật sản xuất): khi trồng cây, mặc dù giống rất tốt, nhưng điều kiện chăm bón không tốt, chất dinh dưỡng cung cấp không đủ, thì cây vẫn còi cọc. Ngược lại, nếu chăm sóc tốt, thì cây trồng sẽ cho năng suất cao.

- Vai trò của giống: Giới hạn năng suất của lúa do giống quy định vì, dù chúng ta có chăm sóc tốt đến mấy, trong mọi điều kiện lí tưởng, thì năng suất cũng chỉ đạt được 1 mức nhất định, đó chính là giới hạn. Chúng ta có thể làm tăng năng suất từ 5 tấn lên 10 tấn nhưng không thể nào tăng lên 100 tấn, vì giới hạn do giống hay kiểu gen quy định

Đỗ Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Trần Đạt
Xem chi tiết
tran quoc hoi
3 tháng 12 2016 lúc 17:37

-vì hạt gạo tròn,màu đỏ là tính trạng chất lượng nên phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen và ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

-người xưa đặt yếu tố nhất nước,nhì phân,tam cần lên hàng đầu thì sẽ thu được năng suất cao nói lên sự phụ thuộc của thực vật vào môi trường

-mối quan hệ giữa kiểu gen,môi trường và kiểu hình:

+kiểu gen:quy định mức phản ứng của kiểu hình trước môi trường

+môi trường:là tác nhân gây nên sự biến đổi của kiểu hình dựa trên kiểu gen

+kiểu hình:là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

chúc bạn học tốtbanhqua.nhớ tick cho mình nhéhehe

KIỀU TRANG :>
Xem chi tiết
Nhật Văn
23 tháng 11 2023 lúc 21:58

Tham khảo:

- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng (hình dáng, màu sắc…) phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm,..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.

- Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuần lợi để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Nguyễn Thị Thảo Vy
Xem chi tiết
ngô thị kiều trang
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
3 tháng 1 2017 lúc 22:44

Bạn tham khảo nhé:

1. Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường:

- Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường
- Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:

+Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen

2. Ứng dụng trong thực tiễn sản xuất:

- Trong sản xuất:

+ Kiểu gen được biểu hiện bởi một giống, cây trồng

+ Môi trường là các biện pháp kỹ thuật và điều kiện chăm sóc

+ Kiểu hình biểu hiện qua năng suất cụ thể

- Cùng một giống nhưng với điều kiện chăm sóc và kĩ thuật khác nhau thì sẽ cho năng suất khác nhau: Nếu giống tốt và kĩ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, nhưng nếu giống tốt mà kĩ thuật không tốt thì không phát huy được hết năng suất của giống.

- Mức phản ứng do một kiểu gen có một giới xác định. Do vậy, trong điều kiện kỹ thuật và chăm sóc tốt nhất thì giống chỉ cho một năng suất nhất định. Trong trường hợp nếu muốn có năng suất cao hơn thì phải cải tạo giống cũ hoặc tạo giống mới.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
23 tháng 6 2017 lúc 13:07

- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó: Cây rẻ, cây thông.

- Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

- Vai trò của vi khuẩn và nấm: là các sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ.

- Con đường truyền năng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái thông qua hoạt động quang hợp của cây dẻ và cây thông, sau đó được truyền qua các sinh vật tiêu thụ (sóc, trăn, diều hâu, xén tóc, chim gõ kiến, thằn lằn) trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng từ các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, 90% năng lượng mất đi do hoạt động hô hấp, chất thải, các bộ phận rơi rụng. Nhờ hoạt động phân giải của sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) năng lượng được trả lại cho môi trường.