Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thi Trinh
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 21:50

Bạn tham khảo nhé:

“Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ.
“Nhị Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt.
“Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm.
“Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng xuất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng tốt


+ Yếu tố nội tại bên trong: giống (gen di truyền)
+ Điều kiện kỹ thuật bên ngoài: nước, phân, cần (chăm sóc cần mẫn)

==>>> Trong đó, yếu tố nội tại bên trong (giống) lại đóng vai trò quyết định đến năng suất của cây trồng. Vì cây trồng chỉ có thể cho năng suất tối đa trong giới hạn quy định của giống. Tuy nhiên, nếu giống tốt nhưng điều kiện kỹ thuật không đảm bảo thì cũng không thể nào đạt được năng suất tối đa. Như vậy có thể thấy rằng yếu tố bên trong (giống cây trồng) là điều kiện cần và điều kiện kỹ thuật bên ngoài là điều kiện đủ để có được vụ mùa bội thu.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Phạm Khánh An
Xem chi tiết
hnamyuh
7 tháng 5 2021 lúc 20:24

Ý kiến trên sai vì trước khi cung cấp các loại phân bón cho môi trường cần xem xét kĩ về vấn đề có thích hợp cho cây trồng,đất, khí hậu, nguồn nước,... tránh gây lãnh phí, làm ô nhiễm môi trường hoặc có thể gây hại đến cây trồng

Bình luận (0)
Dũng Trịnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 2 2018 lúc 22:12
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. - Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. - Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Ảnh hưởng của môi trường đến sự thể hiện của kiểu gen thành kiểu hình là có giới hạn. Giới hạn thường biến của tính trạng gọi là mức phản ứng được quy định bởi kiểu gen. Cho ví dụ. - Kiểu gen (giống) quy định mức phản ứng (năng suất) của cơ thể trước môi trường, môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen quy định. - “Nước, phân, cần, giống” chỉ là các yếu tố kỹ thuật, chỉ ảnh hưởng đến năng suất có giới hạn. Giới hạn đó được quy định bởi giống. Giống quy định giới hạn của năng suất nên muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ phải dùng giống mới. Do đó yếu tố giống phải là hàng đầu. - Trong thực tiễn nông nghiệp của nước ta hiện nay sự tiến nhanh về năng suất lúa là kết quả của một cuộc cách mạng về giống trên nền tảng của việc giải quyết tốt vấn đề thủy lợi, phân bón, thâm canh tăng vụ.Việc nhập nội các giống lúa mới cải tạo các giống lúa địa phương bằng lai tạo, gây đột biến … là một việc làm có cơ sở khoa học. Biện pháp kỹ thuật sẽ quy định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống quy định. Có giống tốt mà kỹ thuật kém, đồng ruộng không được cải tạo cũng không phát huy được hết khả năng của giống tốt
Bình luận (0)
Phạm Khánh An
Xem chi tiết
La Vĩnh Thành Đạt
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2018 lúc 12:08

HƯỚNG DẪN

- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.

- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.

- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 1 2019 lúc 1:53

HƯỚNG DẪN

Các nhân tố tác động đến sông ngòi gồm có địa hình, nham thạch, chế độ mưa, thảm thực vật và hồ đầm.

- Tác động của địa hình: chủ yếu đến hình thái và hướng sông.

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích nên phần lớn chiều dài của sông ngòi tập trung ở đồi núi. Địa hình đồi núi dốc cùng với lượng mưa lớn trong mùa mưa làm cắt xẻ địa hình, tạo nên mạng lưới sông dày đặc.

+ Địa hình già trẻ lại nên trên chiều dài của một con sông có các hình thái khác nhau, nơi thì độ dốc nhỏ, lòng sông rộng; nơi thì độ dốc lớn, hẻm vực sâu.

+ Địa hình phân bậc làm cho sông có nhiều thác ghềnh.

+ Hướng nghiêng của địa hình tây bắc - đông nam nên phần lớn sông đều có hướng chung là tây bắc - đông nam, bắt nguồn từ núi cao chảy ra biển Đông; ở sườn Tây Trường Sơn Nam, sông bắt nguồn từ núi cao ở phía đông chảy về lưu vực sông Mê Công ở phía tây.

+ Hướng núi khác nhau quy định hướng sông khác nhau: ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, sông thường có hướng tây bắc - đông nam; ở Đông Bắc theo các dãy núi cánh cung có các thung lũng sông theo hướng vòng cung.

+ Địa hình phân hóa thành các vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích và hình thái lưu vực các sông có sự khác nhau.

- Tác động của nham thạch: sông chảy qua vùng đá cứng thường có lòng hẹp, qua vùng đá mềm thường có lòng rộng, uốn khúc quanh co.

- Tác động của chế độ mưa: chủ yếu đến chế độ nước sông.

+ Chế độ nước sông thường trùng với thời gian mùa của khí hậu, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa kiệt trùng với mùa khô. Mùa lũ các sông ở miền Bắc thường từ tháng VI - X, các sông ở miền Nam thường tháng V - XI, các sông ở Trung Bộ thường vào thu đông (tháng VIII/IX đến tháng X/XI).

+ Đỉnh lũ trùng với đỉnh mưa, tương ứng ở mỗi miền là tháng VIII, IX và X, XI.

+ Chế độ mưa thất thường, nên chế độ lũ ở các sông cũng thất thường: năm đến muộn, năm đến sớm, năm lũ to, năm lũ nhỏ...

- Tác động của thực vật và hồ đầm: nơi có thảm thực vật tốt, độ che phủ cao thì chế độ nước sông điều hòa hơn; nơi có hồ lớn thì điều tiết được nước sông vào hai mùa lũ và kiệt...

Bình luận (0)