Những câu hỏi liên quan
vương hồng hà
Xem chi tiết
Người Già
22 tháng 1 lúc 20:23

- Ẩn dụ: Hình ảnh "một cây" được ẩn dụ cho sự nhỏ bé, yếu đuối, lẻ loi; hình ảnh "ba cây" được ẩn dụ cho sự lớn mạnh, vững chắc, đoàn kết.
-> Tác dụng: Mang lại sức gợi hình, gợi cảm cho câu tục ngữ, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra ý nghĩa của câu.
- So sánh: Hình ảnh "non" được so sánh với "hòn núi cao" để làm nổi bật sức mạnh của sự đoàn kết. 
-> Tác dung: Nhấn mạnh ý nghĩa của sự đoàn kết: chỉ khi đoàn kết, hợp tác thì mới có thể đạt được thành công.

Bình luận (0)
Kamy
Xem chi tiết
Minh Nhân
28 tháng 2 2021 lúc 13:19

 

Em tham khảo nhé !!

Câu 1 :

Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.

Câu 2 :

Hình ảnh "một cây" là ẩn dụ cho việc không đoàn kết và làm việc riêng lẻ của con người. Còn "ba cây" là hình ảnh ẩn dụ cho việc đoàn kết để làm việc lớn của con người.

Tác dụng: dùng hình ảnh thiên nhiên để khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sâu sắc và sinh động.

 
Bình luận (1)
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Dark_Hole
11 tháng 3 2022 lúc 14:06

D

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
11 tháng 3 2022 lúc 14:06

A

Bình luận (1)
Như Nguyệt
11 tháng 3 2022 lúc 14:08

D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 6 2017 lúc 13:13

- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

Bình luận (0)
Sakuraba Laura
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
30 tháng 10 2017 lúc 19:56

Giải thích câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có

thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con

người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có

thể hoàn thành được việc lớn.

Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua

câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho

nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số

lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã

mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh

thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc

LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ

chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như

không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn

thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó

cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc

ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của

các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng

loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết

chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào

cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Bình luận (0)
Bùi Khánh Huy
30 tháng 10 2017 lúc 20:01

Số từ : Một, Ba

Bình luận (0)
anh thư
30 tháng 10 2017 lúc 20:02

nghĩa của 1 cây làm cẳng nên non là 1 người thì chả làm nên gì

nghĩa cũa 3 cây chum lại nên hòn núi cao là tất cả mọi người đều chung sức lại thì có thể làm được tất cả 

giúng bài bó đủa của lớp 4 hay lớp 3 ấy chị còn hãy giỡ ra xem nhé

chúc chị học giỏi chị 

Bình luận (0)
Phạm Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
22 tháng 1 2020 lúc 10:18

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”​

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định ” Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KAl(SO4)2·12H2O
27 tháng 1 2020 lúc 18:39

❤Châu 's ngốc❤(N♥C) uống nước nhớ nguồn đi em ơi UwU

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Yến Nhi
30 tháng 1 2020 lúc 20:00

mình cần đoạn văn nêu cảm nghĩ cơ 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 1 2022 lúc 20:34

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: C

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 20:36

1. Dòng nào nêu đúng nội dung câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"?

A. Câu tục ngữ khuyến khích việc trồng rừng.

B. Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.

C. "Cây" là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người.

D. "Non", "hòn núi cao" là những ẩn dụ chỉ việc lớn trong đời sống.

2. Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. (1)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. (2)

D. Từ và câu có nhiều nghĩa. (3)

3. Câu tục ngữ "Cái răng cái tóc là góc con người" diễn tả điều gì?

A. Con người phải ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

B. Con người phải giữ gìn phẩm giá của mình.

C. Câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết giữ gìn, tô điểm cái răng cái tóc của mình.

D. Con người phải sống trong sạch.

4. Từ "mặt" thứ nhất trong câu "Một mặt người bằng mười mặt của" có nghĩa như thế nào?

A. Hoán dụ, chỉ con người: một mặt người; nhân hóa, chỉ của cải.

B. Thay cho đơn vị tính toán.

C. Sự hiện diện, có mặt.

D. Một bộ phận của cơ thể (mặt người) - phía bên ngoài của sự vật (mặt của).

5. Dòng nào sau đây nói không đúng về nội dung câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"?

A. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa.

B. Cách ăn mặc đẹp.

C. Cách ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

D. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, mực thước.

6. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về điều gì?

A. Con người phải có lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc, quý trọng mọi người. (1)

B. Câu tục ngữ nên lên bài học về lòng nhân ái bao la. (3)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. Con người phải biết thương yêu mọi người như thương yêu bản thân mình. (2)

7. Đối tượng phản ánh của Tục ngữ về con người và xã hội là

A. các quy luật của tự nhiên.

B. con người và các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

C. thế giới tình cảm phong phú của con người.

D. quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

8. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nêu lên bài học gì?

A. Khuyên con người sống phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

B. Khuyên con người sống phải lịch thiệp, đúng đắn.

C. Khuyên con người sống phải đoàn kết.

D. Khuyên mọi người bài học về biết đền ơn đáp nghĩa, không được vong ân bội nghĩa.

9. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu "Đói cho sạch, rách cho thơm"?

A. "Giấy rách phải giữ lấy lề".

B. "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ".

C. "Đói ăn vụng, túng làm càn".

D. "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".

10. Nội dung của hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mối quan hệ như thế nào?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau.

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

Bình luận (1)
zero
24 tháng 1 2022 lúc 20:37

1B

2C

3A

4B

5C

6B

7A

8C

9B

10C

Bình luận (0)
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
11 tháng 3 2022 lúc 14:08

D

A

Bình luận (0)
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
zanggshangg
26 tháng 3 2021 lúc 20:45

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

(CHỨNG MINH THEO ỪNG THỜI KÌ-THEO THỜI GIAN)

Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại tành công"

Bình luận (0)
minh nguyet
26 tháng 3 2021 lúc 20:50

Tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.

Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.

 

Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành vi đáng lên án và cần tránh xa.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Yến Trân
15 tháng 4 2021 lúc 20:12

chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.

Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.

Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành vi đáng lên án và cần tránh xa.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khanh Pham
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
18 tháng 4 2022 lúc 12:02

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:

 

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Còn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm lại” nói đến sự đoàn kết, hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống của con người.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

 

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân. Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

Bình luận (0)