Quê hương Diễn Châu có 38 xã , em hãy kể tên.
Xác định vị trí địa lý của chúng
Vị trí địa lý, kích thước và hình dạng lãnh thổ của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của tự nhiên ở đây.
- Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ôn đới.Cận nhiệt .Nhiệt đới. Xích đạo
- Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
- Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.
Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Áđược phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,6 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kimcho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.
Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với hơn 3,9 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo...
Xác định vị trí,địa trí,giới hạn,hình dạng của lãnh thổ Việt Nam.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ - Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ. - Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 2. Đặc điểm lãnh thổ - Theo chiều bắc-nam, nước ta kéo dài 1.650 km (15°vĩ tuyến). - Theo chiều đông-tây nơi hẹp nhất là 50 km. - Đường bờ biển dài 3.260 km có hình chữ s. - Biên giới đất liền trên 4.550 km. - Phần biển đảo thuộc Việt Nam mở rộng về phía đông và đông-nam, trên biển có nhiều đảo và quần đảo, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều vũng vịnh đẹp. - Vị trí thuận lợi, lãnh thố mở rộng là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện và hội nhập vào nền kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới.
Câu 5: Trình bày khái quát tự nhiên dân cư xã hội của châu đại dương
Câu 6: Trình bày vị trí,địa hình, khí hậu của châu âu?
Câu 6
* Vị trí địa lý, giới hạn:
- DT trên 10 triệu km2.
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc.
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran
* Địa hình:
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm
- Núi trẻ ở phía Nam
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.
* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải
Câu 5:
- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
- Phân bố dân cư không đều:
+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao.
- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Câu 6:
* Vị trí địa lý, giới hạn:
- DT trên 10 triệu km2.
* Địa hình:
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa
* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải
Câu 5:
Mật độ dân số thấp nhất thế giới
Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều
Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
Thưa dân ở các đảo
Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).
Dân cư gồm hai thành phần chính:
Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
Người bản địa khoảng 20% dân số.
Như vậy, từ những đặc điểm trên ta thấy, dân cư châu Đại Dương có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 6:
Vị trí địa lý, giới hạn:
DT trên 10 triệu km2.
Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc.
Tiếp giáp:
Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương
Phía Tây: giáp Đại Tây Dương
Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải
Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran
Địa hình:
Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa
Núi già ở phía Bắc và trung tâm
Núi trẻ ở phía Nam
Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.
Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
- đặc điểm vị trí châu á , khí hậu châu á
trình bày đặc điểm dân cư xã hội châu á
sông ngòi châu á có đặc điểm gì ?kể tên hệ thống sông lớn châu á
- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo
- Khí hậu châu Á thuộc kiểu môi trường nhiệt đời gió mùa
- Châu Á có ố dân đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới
- Sông ngòi châu Ácó mạng lưới khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn , phân bố không đồng đều và chế độ nước khác phức tạp
- Hệ thống sơn lớn nhất châu Á : Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng, .........
Câu 1 trình bày đặc điểm vị trí địa lý địa hình khí hậu cảnh quan của châu á
Câu 2 trình bày đặc điểm dân cư của châu á và tình hình phát trỉnh kinh tế xã hội của châu á
Câu 3 khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa có loại cây trồng và vật nuôi ntn Câu 4 đặc điểm của khu vực tây á nam á đông nam á
Câu 5 trình bày kiểu khí hậu gió mùa và kểu khí hậu lục địa
Câu 1:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
+ Đặc điểm địa hình: – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông - Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam, làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
– Các dãy núi và vùng sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
+ Cảnh quan:
- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.
- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng.
+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện lích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.
- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.
Câu 2:
+Chiếm trên 60% dân số thế giới.
+Mật độ dân số cao 123ng/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,3%.
+Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.
- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao
Câu 4:
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
- Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Tại các khu vực trên về mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
- Hầu hết các vùng nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.
- Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.
- Lợi thế: điểm nhìn xa như thế mới thu được toàn cảnh thác treo (quải) lên như dòng sông dựng ngược.
trình bày vị trí địa lý châu mỹ? Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với khí hậu. các bạn giúp mình nka
trình bày vị trí địa lý châu mỹ?
Vị trí địa lí
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
(71°57' Bắc - 53°54' Nam)
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
– Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
– Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương,phía Đông giáp Đại Tây Dương.
1. Lúc 7h, 2 xe xuất phát từ 2 địa điểm A và B cách nhau 24km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 42km/h, xe thứ hai từ B có vận tốc là 36km/h.
a) tính khoảng cách giữa 2 xa sau 1h15p kể từ lúc xuất phát.
b) 2 xe có gặp nhau không? nếu có, chúng gặp nhau lúc mấy giờ? ở đâu?
2. tại hai điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 120km, hai ôtô cùng khởi hành cùng lúc chạy ngược chiều nhau. Xe đi từ A có vận tốc 30kn/h. Xe đi từ B có vận tốc 50km/h.
a) xác định thời điểm và vị tri hai xe gặp nhau.
b) xác định thời điểm và vị trí hai xe cách nhau 40km.
mình đang cần, m.n giúp với ạ. Cám ơn nhiều.
Bài 1:
a.
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Quãng đường xe 1 đi được sau 1 giờ 15 phút là:
\(v_1=\frac{s_1}{t}\Rightarrow s_1=v_1\times t=42\times1,25=52,5\left(km\right)\)
Quãng đường xe 2 đi được sau 1 giờ 15 phút là:
\(v_2=\frac{s_2}{t}\Rightarrow s_2=v_2\times t=36\times1,25=45\left(km\right)\)
Khoảng cách từ A đến xe 2 sau 1 giờ 15 phút là:
\(24+45=69\left(km\right)\)
Khoảng cách giữa 2 xe sau 1 giờ 15 phút là:
\(69-52,5=16,5\left(km\right)\)
b.
Vì v1 > v2 nên 2 xe có thể gặp nhau.
Hiệu 2 vận tốc:
42 - 36 = 6 (km/h)
Thời gian để 2 xe gặp nhau là:
24 : 6 = 4 (giờ)
2 xe gặp nhau lúc:
7 + 4 = 11 (giờ)
Khoảng cách từ A đến chỗ gặp nhau là:
\(v=\frac{s}{t}\Rightarrow s=v\times t=42\times4=168\left(km\right)\)
Bài 2:
a.
Tổng 2 vận tốc:
30 + 50 = 80 (km/h)
Thời gian để 2 xe gặp nhau:
120 : 80 = 1,5 (giờ)
Khoảng cách từ A đến chỗ gặp nhau:
\(v=\frac{s}{t}\Rightarrow s=v\times t=30\times1,5=45\left(km\right)\)
b.
Quãng đường còn lại là (không tính phần cách nhau 40 km của 2 xe):
120 - 40 = 80 (km)
Do thời gian là như nhau nên ta có:
s1 + s2 = 80
t . v1 + t . v2 = 80
t . (30 + 50) = 80
t = 80 : 80
t = 1 ( giờ)
Khoảng cách từ A đến vị trí 2 cách nhau 40 km là:
\(v=\frac{s}{t}\Rightarrow s=v\times t=1\times30=30\left(km\right)\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ A, ban đầu vật đứng tại vị trí có li độ x= -5 cm. Sau khoảng thời gian t 1 vật về đến vị trí x = 5 cm nhưng chưa đổi chiều chuyển động. Tiếp tục chuyển động thêm 18 cm nữa vật về đến vị trí ban đầu và đủ một chu kỳ. Hãy xác định biên độ dao động của vật?
A. 7 cm
B. 6 cm
C. 8 cm
D. 9 cm