Tóm tắt nội dung tác phẩm "Con dế ma" của Tạ Duy Anh.
Cảm ơn những bạn đã giúp mình!!!
https://www.youtube.com/watch?v=hLVsLeK0GlU. Trình bày tóm tắt những nội dung chính của băng hình. Các bạn giúp mình với, mình cảm ơn.
Hãy tóm tắt tác phẩm Quê Nội ( Võ Quảng)
Các bạn giúp mik nhé, mik đang cần gấp. Mình cám ơn
Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách.
Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” đã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một cuốn sách như thế, sinh động mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.
Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách.
Quê nội nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng Nhà nước năm 2007. Gần đây, VnExpress xếp Quê nội là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Nga. Alice Kahn, người dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp, so sánh Quê nội với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain và cho biết bà thích tác phẩm này hơn.Cuốn sách được NXB Văn học tái bản năm 2015, dày 334 trang, khổ 13,5 cm x 20,5 cm.
Nội dung của truyện được chia làm 2 phần chính: Phần 1 gồm 12 chương và phần 2 gồm 9 chương.
Tác phẩm ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945.
Võ Quảng đã vẽ nên một bức tranh đặc sắc về bước thay đổi của làng quê Quảng Nam sau đêm dài nô lệ. Ở đó có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người. Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành, một vai việc nhà, một vai việc nước. Thầy Lê Hảo tất bật với việc dựng trường dạy học. Ông Bảy Hóa một thời tha phương mà không kiếm nổi miếng ăn bây giờ “đất nước độc lập rồi” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này.
Tác phẩm dựng lại một lát cắt lịch sử làng Hòa Phước từ sau cách mạng tháng Tám, cho đến những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Cái làng Hòa Phước bao nhiêu năm bị đè nén trong tăm tối giờ vỡ òa trong niềm vui đổi đời. Sự khác nhau lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ người và cảnh trong truyện là sự đổi thay từ Cách mạng tháng Tám. Chòm đa Lý, trước là hang ổ của lũ ma Cụt Đầu, quỷ Năm Nanh nay là bãi tập của dân quân. Còn chị Ba cắt tóc ngắn cạo răng đen, bỏ yếm thao khăn điều… vào tự vệ, cũng như ông Bảy Hóa cạo râu, dọn ban thờ xứ, tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh. Thay đổi nhiều nhất là bà Kiến. Trước nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng trở nên người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cử thầy đến dạy vần quốc ngữ…
Ngòi bút của Võ Quảng còn cho người đọc hình dung những hoạt động lao động quen thuộc của dân làng Hoà Phước như cảnh chống ghe, lèo lái bè gỗ trên những quãng sông đầy ghềnh thác ở thượng nguồn Thu Bồn, hay như cảnh đào dâu, kéo tre ép mía, nấu đường.… Họ tất bật với công việc trồng dâu nuôi tằm, bủa kén nhưng cũng hăng say luyện tập tự vệ, xây trường học, dạy bình dân học vụ. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin.
Quê nội là tác phẩm viết cho thiếu nhi. Nó không hướng đến kết cấu phức tạp của một tiểu thuyết. Chung qui lại đó chỉ là câu chuyện về cậu bé Cục và Cù Lao đang “đang lớn lên trong mùa cách mạng”, đang hăm hở, sốt ruột muốn trở thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng trong khi chưa kịp từ giã hết tuổi thơ tinh nghịch và trong trẻo. Với một ngôn ngữ sống động, cuốn sách đã tái hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trên quê hương Quảng Nam- Giai đoạn những người chân đất dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên xoá bỏ ách đô hộ của thực dân, phong kiến, làm chủ đời mình, ghé vai gánh vác công việc quốc gia và đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 với niềm tin tất thắng.
Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ.
Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào. Vì thế, có thể khẳng định Quê nội là một trong số rất ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Nhà văn Võ Quảng đã đi xa, nhưng với tình yêu quê hương thắm thiết, tình yêu và ơn tri ngộ cách mạng, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam, một tác phẩm để đời.
Còn rất nhiều điều tôi muốn nói về cuốn sách này, nhưng có lẽ sẽ ý nghĩa hơn khi các bạn tự mình đọc Quê nội suy nhẫm những ý nghĩa tuyệt vời về cuộc sống cách mạng mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm trong từng trang sách.
Văn bản nhật dụng trên nắm được tác giả xuất xứ văn bản tóm tắt văn bản nội dung nghệ thuật cảm nhận được về nhân vật dụng làm bài văn biểu cảm về tác giả tác phẩm 1 . cổng trường mở ra 2. mẹ Tôi 3 . cuộc chia tay của những con búp bê
Sắp xếp theo đúng trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự?
(1) Có thể xen kẽ các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...
(2) Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
(3) Căn cứ vào những yếu tố quan trọng của tác phẩm như sự việc, nhân vật chính.
(4) Cần phải đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 4 – 1 – 3 – 1
Tóm tắt, khái quát nội dung và nêu ra các vấn đề đặt ra trong từng tác phẩm sau đây:
1 Cổng trường mở ra
2 Mẹ tôi
3 Cuộc chia tay của những con búp bê
Em có thể tham khảo ở phần lý thuyết của Hoc24.vn nhé!
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học lặng lẽ sapa, gồm :
+ Những nét chính về tác giả
+ Những nét chính về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giai đoạn sáng tác, thể loại, ngôi kể, ý nghĩa nhan đề, chủ đề)
+ Tình huống truyện
+ Tóm tắt
+ Nhân vật chính + nét nổi bật về nhân vật
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
1.1/
1/ Văn bản nhật dụng : Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; cuộc chia tay của những con búp bê.
- Tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
-Chi tiết
-Nội dung, nghệ thuật
2/Ca dao, dân ca : Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát than thân
Nội dung nghệ thuật của từng bài
3/Văn bản trung đại Việt Nam : Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Phò gia về kinh.
-Tác giả, tác phẩm, thể thơ
-Nội dung, nghệ thuật
4/Văn học hiện đại Việt Nam: Cảnh khuya, Tiếng gà trưa, Một thứ quà của lúa non: Cốm
-Tác giả, tác phẩm, thể loại
-Nội dung, nghệ thuật
MONG MỌI NGƯỜI GIÚP, AI BIẾT CÂU NÀO CỨ TRẢ LỜI MÌNH SẼ CẢM ƠN TỪNG BẠN GIÚP MÌNH
1. Cổng trường mở ra
Tác giả: Lý Lan
Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.
Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000
Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.
Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
Lưu ý trong và sau khi đọc:
- Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.
- Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.
- HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,… trong lúc đọc.
- HS tham khảo các bài đánh giá ở câu 1.
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A. (1), (2), (3), (4)
B. (3), (1), (2), (4)
C. (1), (2), (4), (3)
D. (3), (2), (1), (4)