Những câu hỏi liên quan
Toàn Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Akai Haruma
26 tháng 12 2023 lúc 15:00

Bài thuộc chủ đề môn Ngữ văn bạn vui lòng chuyển bài qua mục Môn Ngữ Văn nhé.

Phan Văn Toàn
26 tháng 12 2023 lúc 15:10

Dải đất Bình Thuận đằng sau những gian khó là hình ảnh những người mẹ cần cù, chịu khó, âm thầm hy sinh cho gia đình và xã hội. Những người mẹ ấy luôn chịu thương chịu khó, chẳng một lời kêu than, chỉ mong sao các con được ăn no mặc ấm, được học hành đầy đủ. Mẹ lúc nào cũng nghĩ cho gia đình trước mà chẳng nghĩ cho mình, sự êm ấm, no đủ ấy được đánh đổi bằng bao cực nhọc, khó khăn của những người phụ nữ vĩ đại.

Hà Rika
Xem chi tiết
Sakura
3 tháng 1 2018 lúc 21:05

BàiBài làm 1

Lệ Thủy, đó chính là tên gọi của quê hương em, một vùng chiêm trũng nằm trên dải đất hẹp ven biển miền Trung, đẹp và trù phú lắm.

Vào vụ Đông Xuân, chim én bay về đây nhiều vô kể, có những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh. Dọc những bờ ruộng, cò trắng đứng thành hàng, im phăng phắc. Nhưng chỉ cần nghe tiếng động nào đó như tiếng khua đuổi cá của dân chài lưới thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh, trôi thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào thời điểm lúa đang thì con gái, mới thưởng thức được vẻ đẹp rất nên thơ của cánh đồng. Đẹp nhất là ngắm nhìn những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng, nhấp nhô lên xuống, giống hệt như một tấm thảm nhung xanh mà ai đó đang tung lên hạ xuống. Người làng em đi xa, mỗi lần về quê, không ai không dừng lại để ngắm đồng lúa quê mình, để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp hương đồng.

Bài làm 2

Em sinh ra và lớn lên trên quê ngoại, đó là huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, một vùng trung du đồi núi trập trùng. Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp dưới các chân đồi, hình thành những cánh đồng nhỏ, xinh xinh. Dường như quanh năm, vụ nối vụ, mùa nối mùa, hết lúa khoai đến ngô sắn rau màu. Cứ thế, dải đất này luôn nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ 1A đến thị I trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa. Nắng đã lên cao, vậy mà em vẫn tần ngần ngắm mãi “dải lụa xanh” này không biết chán. Mai đây, khi mùa gặt đến, cả cánh đồng sẽ vàng rực lên và rộn rã tiếng nói, tiếng cười của những người nông dận đi thu hoạch lúa. Còn bây giờ, cánh đồng đang nhuộm một màu xanh, màu xanh của niềm hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 21:15

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.
Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.
Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.
Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

Trường Phan
Xem chi tiết
Trường Phan
25 tháng 12 2021 lúc 15:44

mn giúp mik với

Nguyễn Việt Hà
Xem chi tiết
Sooya
1 tháng 12 2017 lúc 21:55

Có thể tham khảo đoạn văn sau: Đất nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ. Mỗi mùa đều có những nét hấp dẫn riêng nhưng em yêu nhát là mùa thu. Không sôi động, nóng bức như mùa hè, không trầm lặng, lạnh lẽo như mòa đông. Mùa thu là sự giao hoà tuyệt vời của thiên nhiên, đất trời và lòng người. Bầu trời thu trong trẻo, sáng sủa với hương hoa sữa thơm nồng trên những con phố vắng để khó có ai có thể làm ngơ; không gian mùa thu quyến rũ bởi nắng nhạt, gió nhẹ đi qua cánh đồng xa đưa phảng phất cái mùi thơm mát của lúa non. Mùa thu với ngày tết trung thu rộn rã mang bao niềm vui cho tuổi thơ, nào đèn lồng, đèn ông sao, nào là cốm, nào là bánh trung thu... Ôi! yêu biết mấy mùa thu tháng Tám! Yêu biết mấy mùa thu của quê hương!...Tất cả như một dư vị sâu xa dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang. 

Bạch Dương Dễ Thương
1 tháng 12 2017 lúc 21:55

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Bài văn cảm nghĩ của em về mùa xuân - Ảnh minh họa

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ".
Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.

Bạch Dương Dễ Thương
1 tháng 12 2017 lúc 21:56

Xin lỗi bài trước là ở trên mạng

Mùa xuân đã đem lại niềm vui cho mọi người đơn giản vì nó muốn nhìn thấy nụ cười hé trên môi họ. Và đó cũng là một trong những lí do mà tôi thích mùa xuân. Mùa xuân về, vạn vật đầy sức sống. Cây thì đầm chồi nảy lộc những ngọn lửa xanh rì, lung linh trong nắng ấm, rồi từng bông hoa thi nhau đua nở rộ trong không khí vui tươi. Từng tia nắng nhẹ nhàng vuốt lên các mái ngói đỏ tươi, soi rõ cảnh tấp nập chuẩn bị Tết của người dân trên mọi miền đất nước. Chính vì thế mà mùa xuân đến thì không lẫn đi đâu được, nó có những đặc trưng mà cứ mỗi lần đến tôi đều biết. Nhưng không phải biết nhờ những tờ lịch cũ mới hay những lời chúc mừng, mà chính là món quà đầu năm của mùa xuân. Năm nay, mới sáng ban mai, giọt sương đêm vẫn còn đọng lại, tia nắng từ đâu đến lọt vào khe cửa sổ nhỏ, tôi dụi mắt tỉnh dậy. "Một tia nắng buổi sáng, nó mỏng nhưng tràn đầy sức sống, thật vui!" lúc đó trong tôi như có một ngọn lửa nhỏ thắp lên, ấm biết bao! Và tôi mỉm cười lúc nào không hay. Nhìn nó cười một lúc, tôi mới biết : "À, nắng xuân đây mà. Món quà thật tuyệt!" Chắc không ai ngờ rằng xuân lại tặng món quà như vậy, mà cứ cho là không nhưng tôi cũng nghĩ đó là thứ mùa xuân muốn tôi nhận đầu năm mới. Tuy món quà đó nhỏ, đơn giản đến không ai ngờ tới đã làm tôi mỉm cười. Nói về cảm nghĩ của tôi về mùa xuân, tôi cũng không biết diễn tả thế nào cho hay. Mùa xuân đã đem đến cho con người những khởi đầu tốt đẹp mới. Họ cũng mong mùa xuân đến nhanh để tìm nụ cười từ những thứ đơn giản đến lớn lao. Chính tôi cũng thế, mùa xuân cho ta bao nhiêu điều mới lạ. Nó đã tạo ra cho ta những cơ hội, những kết quả gặt hái đầu mùa. Tôi thích mùa xuân. Tôi muốn cảm ơn mùa xuân vì tất cả những gì xuân làm cho tôi, xuân đến nhanh, tôi yêu mùa xuân, tôi mong đến Tết xuân và tôi muốn những điều đẹp nhất cho Đất Nước đều đặn... đều đặn... Xuân ơi ! Xuân thấy đấy, mọi người đều yêu quý mùa xuân. Họ đã làm bao nhiêu bài hát, bài thơ về mùa xuân, về Tết. Tất cả những bài hát, bài thơ, tiếng đàn, lời nói,... đều vui tươi, rộn rã, đó chẳng phải là sự háo hức chào mừng xuân và có mục đích cảm ơn xuân theo hình thức khác nhau. Còn tôi ? Tôi chẳng phải nhà thơ, chẳng phải nhạc sĩ, chẳng phải nghệ sĩ,.. mà tôi chỉ là một cô học trò nhỏ tuổi, muốn dành lời cảm ơn chân thành đến mùa xuân... Vâng, ngoài lời "cảm ơn" cỉa cô học trò nhỏ thì tôi chẳng biết nói gì hơn.

Tôi mong sao xuân đến nhanh, để có thể nhìn thấy hoa mai nở, để nhìn thấy nụ cười thanh thản nhưng rạng rỡ của ba mẹ tôi, hay ông bà, nói chung là mọi người tôi nhìn thấy, và... cả tôi...

Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Dark_Hole
1 tháng 3 2022 lúc 20:20

Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm. Vào mùa này, nhiệt độ trở nên quá cao nên nước bắt đầu bốc hơi rất nhanh. Nhưng đây là mùa giải trí thú vị nhất đối với những đứa trẻ tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất vì trường học của chúng được nghỉ vào mùa hè. Thông thường, mùa hè kéo dài từ giữa hoặc sau tháng 3 đến tháng 6 nhưng chúng có thể tiêu tốn đến tuần đầu tiên của tháng 7 do sự chậm trễ của gió mùa.

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 12 2023 lúc 22:32

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường .............

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. 

Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. 

Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

    Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

   Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

   Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện Cây khế). Thạch Sanh được tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

    Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

      Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

   Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.

“Chuyện cổ nước mình” hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật , phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ:

   Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

   Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

“Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, suy nghĩ của thầy cô và các bạn về tình cảm gắn bó của con người với quê hương. 

Nhâm
Xem chi tiết
Nguyên Trần
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 20:55

Tham khảo:

minh nguyet
18 tháng 9 2021 lúc 20:59

Em tham khảo:

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.