Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tlun
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2023 lúc 7:37

Nói Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ vì tồn đọng trong bản chất những con chữ biết nói để bật ra những hình tượng: về đời sống, con người, tình cảm, lịch sử, xã hội; vì nó hiện thể nên những phẩm chất tính cách tự giác biết bản thân tác giả và người đọc cần làm những điều gì, tức là nó thôi thúc con người ta đến những cái chuẩn tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn hết Văn học không thể không là thẩm mĩ, nếu không có những cái tinh tế sâu sắc, cách nói cách gợi đẹp đẽ thì đâu còn chi là Văn học nữa; đồng thời thực Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ bởi để truyền đạt đến đọc giả nhiều hơn thì nó đâu thể chứa chại trong mình những con chữ thô kệch như Văn nói, nó là Văn học phải dùng tất thảy những gì nghệ thuật tinh túy nhất để ngôn từ của nó đạt đến độ là tiếng nói chung của cả dân tộc thể hiện cả tâm hồn dân tộc đó. Bởi thế, Văn học là một hình tượng, ý thức, thẩm mĩ và là nghệ thuật ngôn từ!

Mạnh Nguyễn
31 tháng 7 2023 lúc 1:24

Văn học là một hình tượng vì nó sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... trong tâm trí người đọc. Những hình ảnh này có thể là cụ thể, có thể là trừu tượng, nhưng chúng đều có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

Văn học là ý thức vì nó phản ánh những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người về cuộc sống. Những quan niệm, tư tưởng này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hình tượng trong tác phẩm văn học.

Văn học là thẩm mỹ vì nó mang lại cho người đọc những trải nghiệm đẹp đẽ về cuộc sống. Những trải nghiệm này có thể là về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, sự cô đơn,... nhưng chúng đều có tác dụng làm cho tâm hồn người đọc trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì nó sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo để tạo ra những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Ngôn ngữ trong văn học không chỉ được sử dụng để truyền tải thông tin, mà còn được sử dụng để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng,... có tác dụng gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng ở người đọc.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hoa
Xem chi tiết
phan hà an
Xem chi tiết
trương nhật long
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 12 2019 lúc 9:52

Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật được tạo ra từ các phương tiện tu từ phổ biến:

+ Ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng… đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ

- Biện pháp nhân hóa

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

- So sánh

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Ẩn dụ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Nói quá:

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Dương Minh
Xem chi tiết
Nguyen Hoang Hai
31 tháng 8 2018 lúc 12:03

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Đáp án cần chọn là: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 4 2017 lúc 12:10

Chọn đáp án: C

Phạm Nguyễn Thanh Duy
Xem chi tiết
Phan Nhật Linh
8 tháng 6 2016 lúc 15:50

1. Mở bài:

- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

-  Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là  nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên  cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống  Mỹ.

 - Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết  thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

   Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và  sâu sắc.

3. Kết luận:

 - Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

 - Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

Doraemon
8 tháng 6 2016 lúc 15:54

1. Mở bài:

– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.

– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.

2. Thân bài:

a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.

– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết

“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.

– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.

– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.

b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.

– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.

– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không

nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.

– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.

– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.

c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện

– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.

– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.

* Đánh giá:

Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.

III. Kết luận:

– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.

– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.

ncjocsnoev
8 tháng 6 2016 lúc 15:50

– Rừng xà nu là hiện thân của sức mạnh của người dân làng xô man, nó vừa là những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc làng Xô Man, tác giả đã rất sâu sắc khi mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh rừng xà nu. Rừng xà nu vẫn đứng hiên ngang khi bị quân giặc xả bom nó cũng giống như tinh thần và sức mạnh của người dân Xô Man. Quân giặc có tra tấn dã man như thế nào thì sự kiên trì và sức mạnh to lớn củ T Nú cũng không bị đánh gục.

– Cây xà nu gắn bó mật thiết với làng xô man, từ những vật dựng quen thuộc như củi, hay những ngọn đuốc để những người cách mạng học tập. Sức mạnh to lớn của cây xà nu khi bị giặc đánh bom một cây gục ngã thì tiếp đó lại có 4, 5 cây mới mọc, nó hiên ngang đứng vững để che trở cho người làng Xô Man.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
29 tháng 8 2023 lúc 19:55

     Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!

     Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

     Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.

     Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

     Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.

     Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.

     Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.

     Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.