1. Mở bài:
- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.
- Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài:
a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.
- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết
“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.
- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.
b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.
- Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.
- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện
- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.
- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.
* Đánh giá:
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
3. Kết luận:
- Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.
- Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
1. Mở bài:
– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.
– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài:
a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.
– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết
“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.
– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.
b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.
– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không
nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.
– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện
– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.
– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.
* Đánh giá:
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
III. Kết luận:
– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.
– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
– Rừng xà nu là hiện thân của sức mạnh của người dân làng xô man, nó vừa là những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc làng Xô Man, tác giả đã rất sâu sắc khi mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh rừng xà nu. Rừng xà nu vẫn đứng hiên ngang khi bị quân giặc xả bom nó cũng giống như tinh thần và sức mạnh của người dân Xô Man. Quân giặc có tra tấn dã man như thế nào thì sự kiên trì và sức mạnh to lớn củ T Nú cũng không bị đánh gục.
– Cây xà nu gắn bó mật thiết với làng xô man, từ những vật dựng quen thuộc như củi, hay những ngọn đuốc để những người cách mạng học tập. Sức mạnh to lớn của cây xà nu khi bị giặc đánh bom một cây gục ngã thì tiếp đó lại có 4, 5 cây mới mọc, nó hiên ngang đứng vững để che trở cho người làng Xô Man.
RỪNG XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH)
1. MỞ BÀI
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc cách mạng chống Pháp và Mĩ. Ông sinh ra tại Quảng Nam nhưng lại gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Ông là người có công đưa văn chương hiện đại đến với Tây Nguyên, đưa Tây Nguyên đến với văn chương hiện đại. Chính đề tài và nguồn cảm hứng ấy đã làm cho văn chương của Nguyễn Trung Thành đạt tới tầm vóc của những khúc sử thi hào hùng, bi tráng và mang vẻ đẹp trữ tình lãng mạn. Tác phẩm rừng xà nu viết về cây xà nu nhưng ngợi ca sức sống mãnh liệt của cây và tinh thần bất khất của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Đặc biệt là : - Nhân vật trú – hình tượng cây xà nu
2. THÂN BÀI
Tác phẩm rừng xà nu ra đời vào mùa hè 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền nam VN thực hiện chiến lược chiến tranh mới. Cuộc chiến vô cùng gay go và ác liệt, nhà văn viết tác phẩm rừng xà nu để tuyên truyền, cổ động nhân dân ta bước vào cuộc chiến. Nhan đề rừng xà nu vừa có ý nghĩ tả thực vừa mang hình ảnh tượng trưng. Những rừng xà nu tượng trưng cho con người Tây Nguyên nói riêng và dân tộc VN nói chung trong kháng chiến chống Mĩ. Cây xà nu xuất hiện ở đầu tác phẩm là “những đồi xà nu nối tiếp chạy đến tới chân trời”, cuối tác phẩm là “những rừng xà nu nối tiếp chạy tít tới chân trời”. Qua sự tàn phá của kẻ thù cây xà nu vẫn vươn lên có sức sống mãnh liệt. Đó là hình ảnh của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu .
Cây xà nu là loại cây chủ yếu sống ở đất vùng Tây Nguyên trong địa phận tỉnh Kon Tum. Đây là loại cây có sức sống mãnh liệt, gắm bó mật thiết với người đồng bào dân tộc nơi đây. Khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền nam VN, cây xà nu mang số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên cho nên nhà văn viết rưng xà nu luôn đặt trong sự chiếu ứng của con người.
Số phận cây xà nu chịu đau thương bởi bom đạn mỗi ngày hai lần... hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu. Đế quốc Mĩ bắn phá Tây Nguyên, làng ở trong tầm đại bác của giặc cho nên cây xà nu “vươn tấm ngực lơn cảu mình ra che chở cho làng”. Chính vì vậy mà rừng xà nu mình đầy thương tích “hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương”. Cây xà nu mang số phận của con người Tây Nguyên chịu sự tàn phá của kẻ thù, nhựa ứa ra như máu của con người đã đổ. Số phận của cây xà nu tượng trưng cho số phận của con người Tây Nguyên như A xút, bà Nhun, mẹ con Mai bị giặc giết dã man. Phẩm chất của cây xà nu là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất con người Tây Nguyên. Cây xà nu có xức sống mãnh liệt “ trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , một cây hạ gực có 4 , 5 cây con mọc lên”. Cây xà nu tượng trưng cho con người, chịu sự tra tấn của bom đạn, chịu sự tra tấn của kẻ thù con người Tây Nguyên vẫn vươn lên với sức mạnh sinh tồn. Có những cây “vết thương không lành được ... năm 10 hôm thì cây chết. Có những cây vết thương chúng lành như trên 1 thân thể cường tráng”. Hình ảnh ấy giúp người đọc liên tưởng đến con người , A Xút, bà Nhun, mẹ con Mai không chịu nổi phải chết. Nhưng T nú bị giặc tra tấn đốt 10 đầu ngón tay và mỗi ngón tay còn hai đốt vẫn có thể cầm súng giết giặc. Chính nhờ sức sống mãnh liệt ấy mà đạn đại bác không giết nổi chúng. Cây xà nu vẫn vươn lên với sức mạnh sinh tồn “mạnh mẽ kiêu hùng đứng đầu bão táp” .
Cây xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”. Cây tìm đến ánh nắng để quang hợp, tìm sự sống. Cây tượng trưng cho con người, ánh nắng mt là hình ảnh ẩn dụ cho ánh sáng cách mạng . con người Tây Nguyên tìm về với đảng với cách mạng để tìm sự sống cho mình phảm chất của cây đặt trong sự chiếu ứng của con người. Rừng cây là rừng người Tây Nguyên quyết tâm theo đảng để tìm tự do.
1. KẾT BÀI
Cho ta thấy sức mạnh quật khởi của người Tây Nguyên nói riêng và dt vn nói chung trong kháng chiến chống mĩ. Từ đó làm sáng tỏ chân lí thời đại. Để giữ gìn sự sống đất nước cảu nhân dân chỉ có 1 con đng duy I đó là theo đảng làm cách mạng.
( Qua cây xà nu :- số phận – p/c)