Câu trả lời:
RỪNG XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH)
1. MỞ BÀI
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc cách mạng chống Pháp và Mĩ. Ông sinh ra tại Quảng Nam nhưng lại gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Ông là người có công đưa văn chương hiện đại đến với Tây Nguyên, đưa Tây Nguyên đến với văn chương hiện đại. Chính đề tài và nguồn cảm hứng ấy đã làm cho văn chương của Nguyễn Trung Thành đạt tới tầm vóc của những khúc sử thi hào hùng, bi tráng và mang vẻ đẹp trữ tình lãng mạn. Tác phẩm rừng xà nu viết về cây xà nu nhưng ngợi ca sức sống mãnh liệt của cây và tinh thần bất khất của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Đặc biệt là : - Nhân vật trú – hình tượng cây xà nu
2. THÂN BÀI
Tác phẩm rừng xà nu ra đời vào mùa hè 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền nam VN thực hiện chiến lược chiến tranh mới. Cuộc chiến vô cùng gay go và ác liệt, nhà văn viết tác phẩm rừng xà nu để tuyên truyền, cổ động nhân dân ta bước vào cuộc chiến. Nhan đề rừng xà nu vừa có ý nghĩ tả thực vừa mang hình ảnh tượng trưng. Những rừng xà nu tượng trưng cho con người Tây Nguyên nói riêng và dân tộc VN nói chung trong kháng chiến chống Mĩ. Cây xà nu xuất hiện ở đầu tác phẩm là “những đồi xà nu nối tiếp chạy đến tới chân trời”, cuối tác phẩm là “những rừng xà nu nối tiếp chạy tít tới chân trời”. Qua sự tàn phá của kẻ thù cây xà nu vẫn vươn lên có sức sống mãnh liệt. Đó là hình ảnh của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu .
Cây xà nu là loại cây chủ yếu sống ở đất vùng Tây Nguyên trong địa phận tỉnh Kon Tum. Đây là loại cây có sức sống mãnh liệt, gắm bó mật thiết với người đồng bào dân tộc nơi đây. Khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền nam VN, cây xà nu mang số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên cho nên nhà văn viết rưng xà nu luôn đặt trong sự chiếu ứng của con người.
Số phận cây xà nu chịu đau thương bởi bom đạn mỗi ngày hai lần... hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu. Đế quốc Mĩ bắn phá Tây Nguyên, làng ở trong tầm đại bác của giặc cho nên cây xà nu “vươn tấm ngực lơn cảu mình ra che chở cho làng”. Chính vì vậy mà rừng xà nu mình đầy thương tích “hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương”. Cây xà nu mang số phận của con người Tây Nguyên chịu sự tàn phá của kẻ thù, nhựa ứa ra như máu của con người đã đổ. Số phận của cây xà nu tượng trưng cho số phận của con người Tây Nguyên như A xút, bà Nhun, mẹ con Mai bị giặc giết dã man. Phẩm chất của cây xà nu là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất con người Tây Nguyên. Cây xà nu có xức sống mãnh liệt “ trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , một cây hạ gực có 4 , 5 cây con mọc lên”. Cây xà nu tượng trưng cho con người, chịu sự tra tấn của bom đạn, chịu sự tra tấn của kẻ thù con người Tây Nguyên vẫn vươn lên với sức mạnh sinh tồn. Có những cây “vết thương không lành được ... năm 10 hôm thì cây chết. Có những cây vết thương chúng lành như trên 1 thân thể cường tráng”. Hình ảnh ấy giúp người đọc liên tưởng đến con người , A Xút, bà Nhun, mẹ con Mai không chịu nổi phải chết. Nhưng T nú bị giặc tra tấn đốt 10 đầu ngón tay và mỗi ngón tay còn hai đốt vẫn có thể cầm súng giết giặc. Chính nhờ sức sống mãnh liệt ấy mà đạn đại bác không giết nổi chúng. Cây xà nu vẫn vươn lên với sức mạnh sinh tồn “mạnh mẽ kiêu hùng đứng đầu bão táp” .
Cây xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”. Cây tìm đến ánh nắng để quang hợp, tìm sự sống. Cây tượng trưng cho con người, ánh nắng mt là hình ảnh ẩn dụ cho ánh sáng cách mạng . con người Tây Nguyên tìm về với đảng với cách mạng để tìm sự sống cho mình phảm chất của cây đặt trong sự chiếu ứng của con người. Rừng cây là rừng người Tây Nguyên quyết tâm theo đảng để tìm tự do.
1. KẾT BÀI
Cho ta thấy sức mạnh quật khởi của người Tây Nguyên nói riêng và dt vn nói chung trong kháng chiến chống mĩ. Từ đó làm sáng tỏ chân lí thời đại. Để giữ gìn sự sống đất nước cảu nhân dân chỉ có 1 con đng duy I đó là theo đảng làm cách mạng.
( Qua cây xà nu :- số phận – p/c)