Những câu hỏi liên quan
Anh Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Dương dương
12 tháng 12 2018 lúc 18:36

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.



halinhvy
12 tháng 12 2018 lúc 18:38

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao Động.

Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng Châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy.

Nguyễn Thị Lan Anh
12 tháng 12 2018 lúc 19:36

Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong tình hình kinh tế.

Chúc bạn học tốt nhé

haha

Nguyễn Xuân Lâm
Xem chi tiết
Tuệ Lâm
5 tháng 1 2021 lúc 12:27
Nhật
+ Là nước thắng trận. Theo Hội nghịIanta,Mĩ đóng quân ở nhiều nước để giải giápquân đội phát xít.+ Ðất nước không bị ảnh hưởng bởi chiếntranh.+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồidào.+ Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí(114 tỉ USD ).+ Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.+ Là nước bại trận, khoảng 3 triệungười chết và mất tích; 40% đô thị,80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệpbị phá hủy. Thảm họa đói rét đe doạtoàn nước Nhật.+ Mất hết thuộc địa, bị quân Mĩ chiếmđóng.+ Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặngnề.+ Sản xuất công nghiệp 1946 chỉ bằngso với trước chiến tranh.
Trần Tú Tú
Xem chi tiết
Sam Tiên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).  – Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).  – Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).  – Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:58

6.Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

 

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2018 lúc 22:37

1,

a) Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

2, Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên
tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm
thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Phạm Thu Uyên
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
2 tháng 1 2020 lúc 22:08

* Giống : Cả 2 cuộc ciến tranh đều nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

- Đều hình thành 2 khối quan sự đối địch nhau

- Đều là cuộc chiến tranh phi nghĩa với cả 2 bên tham chiến

*Khác : CCTG 2: Một số nước nước thiệt lập chế độ phát xít như Đức, Ý, Nhật

CCTG 1 : Không thiết lập chế độ phát xít

CCTG 2: cả 2 khối quân sự mâu thuẫn với Liên xô và coi Liên Xô là kẻ thù chung cần tiêu diệt

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 12:31

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 12:33

So sánh 

1.      Giống nhau:

-         Nguyên nhân: đều bùng nổ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh.

2.      Khác nhau

Nguyên nhân

Chiến tranh thế giới thứ nhất: Bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là: Liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)

Chiến tranh thế giới thứ hai: Mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, Italia)

ha guiii
Xem chi tiết
nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 22:33

Tham khảo:

– Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng.

– Những thành tựu đó là vĩ đại, sức mạnh thực sự của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhờ đó mà có thể giữ được thế cân bằng trong “trật tự thế giới hai cực Ianta” suốt 40 năm qua.

Cao ngocduy Cao
30 tháng 9 2021 lúc 7:45

– Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng.

– Những thành tựu đó là vĩ đại, sức mạnh thực sự của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhờ đó mà có thể giữ được thế cân bằng trong “trật tự thế giới hai cực Ianta” suốt 40 năm qua.