Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoài Phương
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
17 tháng 11 2016 lúc 13:37

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
- Ở Đức : Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
- Ở Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 — 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.

Kieu Diem
25 tháng 1 2019 lúc 19:39

Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
- Ở Đức : Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
- Ở Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 — 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.



Nhók Sky Sếp Tùng
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
18 tháng 11 2016 lúc 20:53

Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Vì sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước công nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập từ nước ngoài.

Vân Hồ
Xem chi tiết
BW_P&A
22 tháng 11 2016 lúc 22:33

Hít - le

đoán thế

I❤u
24 tháng 11 2016 lúc 13:41

phát xít
df

​đoán thế

Thời Sênh
5 tháng 12 2018 lúc 22:49

Kẻ châm ngòi chiến tranh thế giới bùng nổ châu âu châu á là phát xít ở Italia, Đức, Nhật

Lan Phương
Xem chi tiết
Phương Mai
2 tháng 12 2016 lúc 21:29

Vì chủ nghĩa phát xít Đức là "chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến", hay thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phải động, mở rộng chiến tranh để chia lại thị trường.

Viên Khánh Linh
25 tháng 12 2018 lúc 21:13

Chủ nghĩa phát xít có thể hiểu là bước cuối cùng của chủ nghĩa đế quốc, là chủ nghĩa độc tài, chuyên chế quân sự luôn cho mình là ưu việt và có quyền sinh sát trên toàn thế giới. Chủ nghĩa này luôn muốn thế giới phải khuất phuc và phục vụ mình và cuối cùng tiêu diệt hết chỉ có những dân tộc mang chủ nghĩa này xứng đáng tồn tại nhưng điều này đã bị Liên xô và các lực lượng tiến bộ chứng minh ngược lại bằng việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít do Hít Le cầm đầu!

Nguyễn Nam Dũng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 12 2016 lúc 0:14

* Nhận xét : Sản lượng công nghiệp của các nước tăng nhanh, hàng hóa dư thừa.

Thảo Nguyễn
3 tháng 12 2016 lúc 19:38

Sản lượg than và thép của Anh, Pháp, Đức tăg nhah, sản xuất côg nghiệp phát triển, của cải dư thừa. Hk Tốt nka!

Hoàng Thảo Linh
12 tháng 11 2017 lúc 15:14

Sản lượng công nghiệp của các nước tăng nhanh, hàng hóa dư thừa.

Nguyễn Phương Du
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 0:17

Không quân Nga đã và đang thể hiện sức mạnh ở chiến trường Syria . Ngoài Mỹ, Nga là nước có năng lực đưa không quân đến phóng chiếu sức mạnh ở những nơi cách xa biên giới nước mình.

 

Tuy nhiên ngày xưa không phải lúc nào Nga cũng được như vậy. Nga bắt đầu nhận thức rõ về tầm quan trọng của phi cơ quân sự trong những ngày đen tối hứng chịu đòn xâm lược của nước Đức Quốc xã.

Thế chiến thứ 2 đánh dấu sự trưởng thành của không quân Nga (nằm trong Liên Xô ) cũng như thời kỳ đen tối nhất của nó.

Mất 1.200 máy bay trong một ngày

Năm 1941, Không quân Liên Xô hứng chịu thất bại thảm họa. Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến Xô-Đức, phía Liên Xô mất gần 70% tổng số máy bay chiến đấu của mình. Vào ngày 22/6/1941 - ngày Đức xâm lược Liên Xô, Hồng quân bị tổn thất tới 1.200 máy bay. Thậm chí trong số phi cơ bị tiêu diệt đó, có tới một nửa chưa kịp cất cánh.

Không quân Đức cũng hứng chịu thiệt hại nặng trong thời kỳ này. Tuy nhiên cán cân so sánh bất lợi cho bên Liên Xô. Tổn thất vào ngày 22/6 là một cú sốc lớn cho các tướng lĩnh Xô viết. Sau khi bay thị sát quanh các sân bay thuộc quyền quản lý của mình bị phát xít tàn phá, tư lệnh lực lượng không quân của quân khu Belorusiaan đã tự sát vì thất vọng.

Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) lúc đó được coi là mạnh nhất thế giới. Nhờ vào năng lực tác chiến tốt, chỉ cần đến mùa đông là quân Đức đã biến được lợi thế đông gấp 3 của không quân Liên Xô thành con số 0, đạt được sự cân bằng về số lượng – điều này cộng thêm với ưu thế chất lượng của Luftwaffe đã giúp không quân Đức chiếm ưu thế trên bầu trời.

Phi công Đức định vị được mục tiêu bằng việc sử dụng các trạm theo dõi vận hành hiệu quả, nhờ đó vô hiệu hóa được ưu thế chiến thuật của phi cơ Xô viết tại nhiều khu vực chiến trường khác nhau. Các phi công Hồng quân tỏ rõ tinh thần xả thân anh hùng, thường sẵn sàng đâm va máy bay đối phương nhưng điều này không đủ để đảo ngược tình thế.

Lý do thất bại

Hồng quân sở hữu các loại máy bay vừa nhiều vừa đa dạng. Trong đó có các phi cơ mới như Il-2 (biệt hiệu “Xe tăng bay”) và các phi cơ lỗi thời, với số lượng nhiều gấp 3 lần máy bay mới.

Tuy nhiên bản thân các máy bay mới của Liên Xô cũng có nhược điểm về động cơ và hệ thống liên lạc. Lớp giáp của tiêm kích cơ Liên Xô kém đến mức ngay cả các khẩu súng máy loại nhẹ của oanh tạc cơ Đức cũng đủ sức xuyên thủng.

Việc huấn luyện phi công quân sự Liên Xô lúc đó là theo kiểu cung cấp “lúa non”. Phi công gần như chỉ có thời gian học cách vận hành máy bay mới. Ngay trước cuộc chiến tranh vệ quốc, các trường phi công Xô viết đã phải lao động cật lực thêm giờ, cho “ra lò” hàng ngàn phi công mới. Số lượng học viên tốt nghiệp trường phi công lớn tới mức nhiều người không được trở thành sĩ quan để tránh tình trạng quá đông đội ngũ chỉ huy.

Không phải tất cả các phi công trẻ đều đạt đến cấp độ chuyên nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong cuộc chiến Liên Xô-Phần Lan trong 2 năm 1939-1940. Trong cuộc chiến này, một lực lượng nhỏ không quân Phần Lan đã gây cho không quân Xô viết nhiều vấn đề nghiêm trọng cho dù phía Liên Xô chiếm ưu thế áp đảo về số lượng máy bay.

Gốc rễ vấn đề

Tuy nhiên vấn đề vì sao năm 1941 là năm thảm họa đối với không quân Liên Xô lại phức tạp hơn nhiều. Cần lưu ý rằng việc xây dựng lực lượng không quân Liên Xô “đủ lông đủ cánh” mới chỉ bắt đầu trước chiến tranh 10 năm.

Các nhà máy sản xuất máy bay thường mới được xây dựng trên các bãi mới giải phóng mặt bằng ở vùng nông thôn, lại không có đủ cả vật liệu lẫn kỹ sư và công nhân. Mà phi cơ quân sự lại đòi hỏi rất cao về kỹ thuật, ngành hàng không cần đến sự hỗ trợ của công nghiệp hóa chất, điện tử và luyện kim phát triển cao. Các hỗ trợ này cũng được xây dựng cấp tốc để dùng luôn.

Các nhà thiết kế của Liên Xô chủ yếu nghiên cứu thông qua phương pháp thử và sai. Các nhược điểm của động cơ máy bay giới hạn mức độ tự do hành động của phi công và các nỗ lực giải quyết các vấn đề này trong ngắn hạn đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc thiếu sĩ quan chỉ huy có năng lực cũng là một vấn đề lớn. Lãnh đạo của Liên Xô đã có một số sai lầmkhiến cho Hồng quân bị mất nhiều cán bộ giỏi từ trước khi nổ ra chiến tranh.

Mức độ huấn luyện và kinh nghiệm tác chiến của các phi công Liên Xô không đạt đến mức độ cần thiết và họ vẫn đang trong quá trình hấp thụ các bài học rút ra từ thời gian chiến đấu bên phe Cộng hòa chống phát xít trong Nội chiến Tây Ban Nha vài năm trước đó./.

Nguyễn Phương Du
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 0:14

Các nước tham chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo - Hung xuống thành những cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic, loại bỏ sự cản trở của Đế quốc Ottoman khỏi các vùng Kavkaz vàBalkans và loại bỏ sự xuất hiện của Áo-Hung tại Balkan. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman và Áo-Hung.Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.Ý: Một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo – Hung.Ottoman: Đây là một đế chế lâu đời và lạc hậu ở Trung Cận Đông bị Anh, Pháp, Nga chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.Nhật Bản: Cũng là một cường quốc đang lên. Sau chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản trở thành cường quốc và có tham vọng được xâm chiếm cả Trung Quốc, gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Sau khi ký kết Hiệp ước Anh-Nhật năm 1902, Nhật Bản chĩa súng vào Đức và Áo-Hung.

Ngoài ra các đế quốc quân chủ Nga, Đức, Ottoman, Áo-Hung, Nhật Bản muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 0:14

Các nước đồng tham chiến khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ: Giống như Ý và Nhật, Hoa Kỳ cũng là một cường quốc đang nổi. Hoa Kỳ muốn có ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới, và yêu cầu các nước tôn trọng quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn cầu, trong đó có cả châu Âu, châu Á và châu Phi. Đức và Anh không ủng hộ lắm về việc này.Brazil: Từng là một đế quốc, song Brazil vẫn không từ bỏ tham vọng được gây ảnh hưởng trên thế giới. Brazil đã có ý định can thiệp vào chiến tranh từ năm 1914, nhưng phải chờ khi Hoa Kỳ tuyên chiến, thì Brazil mới vào cuộc.Romania: Là một quốc gia được Nga giải phóng khổi ách cai trị của người Thổ, Romania có tham vọng được tham chiến cùng Nga trong chiến tranh. Romania muốn có ảnh hưởng ở vùng Transilvania vốn đang bị kiểm soát bởi Áo-Hung và gây ảnh hưởng lên các nước Balkan khác. Romania còn muốn giành lấy vùng Wallachia khỏi tay người Áo-Hung.Bulgaria: Là nước mạnh nhất vùng Balkan. Bulgaria nung nấu tham vọng phục thù sau chiến tranh Balkan lần 2 bằng việc đòi lại quyền lợi ở Macedoniavà bán đảo Tiểu Á.Hy Lạp: Muốn chiếm lại những vùng đất đã mất dưới tay người Thổ. Chiếm đảo Síp và chiếm lại cố đô Constantinople.Bồ Đào Nha: Theo Anh, không muốn chia thị trường cho Đức.Bỉ: Giống Anh nhưng do ít thuộc địa, nên chấp nhận trung lập. Song sau khi Đức xâm lược Bỉ, nên Bỉ tuyên chiến. Ngoài ra Bỉ còn muốn giành lấy phần còn lại của vùng Wallonie khỏi tay người Đức.Serbia: Là nước mang nặng chủ nghĩa dân tộc nhất vùng Balkan. Serbia muốn chiếm toàn bộ Balkan, chủ yếu là Bosnia, Croatia và Slovenia khỏi tay Áo-Hung.
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 0:14

Các nước trung lập có liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Ban Nha: Là một cựu đế quốc đã suy yếu và khủng hoảng trầm trọng, thậm chí nặng hơn Nga, Tây Ban Nha đã vậy còn thua trận trong chiến tranh với Hoa Kỳ. Khi cận kề chiến tranh, vua Alfonso XIII đã quyết định trung lập. Tuy vậy, Tây Ban Nha dường như khá ủng hộ Đức để phục thù Anh và Hoa Kỳ, những nước có mâu thuẫn gay gắt với Tây Ban Nha trong lịch sử.México: Là quốc gia có biên giới chung với Hoa Kỳ. Sau chiến tranh Hoa Kỳ-México, México đã bị Hoa Kỳ cướp mất một phần lãnh thổ lớn ở phía Bắc mà ngày nay đã sáp nhập vào Hoa Kỳ. México có tham vọng trả thù Hoa Kỳ nên đã dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Mexico đã khiến Mexico lục đục, dẫn đến hai phe phái thân Mỹ-Anh và thân Đức, trong đó, Pancho Villa, một người theo chủ nghĩa dân tộc, đã ủng hộ Đức chống lại Hoa Kỳ trong khi phe chính phủ của Porfirio Díaz và sau đó là Victoriano Huerta thì ủng hộ Anh-Mỹ.Hà Lan: Là một đế quốc già và ốm yếu, nhưng Hà Lan đã tránh xung đột thành công với Đức và sau đó là Anh. Khi gần xảy ra xung đột giữa Anh và Đức, Hà Lan, bất chấp được Anh mời chào, vẫn tuyên bố trung lập.Thụy Điển: Giống Brazil, Thụy Điển là một cựu đế quốc, song lại thiếu tham vọng. Tuy nhiên, khi gần chiến tranh, Thụy Điển cũng tuyên bố trung lập, song thái độ của Thụy Điển, cùng với Tây Ban Nha, lại khá ủng hộ Đức vì một lí do: thù địch dai dẳng với Nga trong lịch sử, chủ yếu về lãnh thổ Phần Lan. Thụy Điển đã cho các tàu chiến và tàu ngầm Đức đóng quân tại các căn cứ hải quân của Thụy Điển.Đan Mạch: Khi còn mang tên Phổ, Phổ đã đưa quân tấn công Đan Mạch và thắng lớn trong chiến tranh Schleswig. Từ đó, Đan Mạch liên tục thù hằn Phổ và sau đó là Đức, nên tuy tuyên bố trung lập, song Đan Mạch vẫn ngầm ủng hộ Anh. Thêm nữa là xích mích với Thụy Điển cũng khiến Đan Mạch thêm thù địch với Đức.Na Uy: Là một vương quốc độc lập nhưng lệ thuộc Thụy Điển, Na Uy tỏ ra ủng hộ Thụy Điển hơn so với các nước khác. Khi xảy ra nguy cơ chiến tranh, Na Uy và Thụy Điển tuyên bố trung lập, nhưng ủng hộ Đức.Ba Tư: Ba Tư, dưới sự lãnh đạo của triều đại Pahlavi, đã liên tục bị châu Âu chèn ép. Tuy nhiên, triều đình ở đây lại bị chính phủ Thụy Điển, một nước thân Đức, khống chế. Ba Tư muốn đòi lại quyền lợi chính đáng, song do bị Thụy Điển kiểm soát nên liên tục gặp khó khăn.
Dương Dương
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
4 tháng 1 2017 lúc 15:55

- Cai cách la tim ra nhung bien phap moi de cai cach ve kinh te- chinh tri, van hoa- xa hoi. Phat xit la di xam chiem nhung mien dat moi va nhung nuoc moi de lam thuoc dia.
- Nhung nuoc Anh, Phap, My chon cai cach la vi chung da co nhieu thuoc dia, chi can tim them nhung bien phap de on dinh la tinh hinh dat nuoc, KT-CT, VH-XH ma thoi. Con nhung nuoc Y, Duc chon phat xit la vi chung la nhung nuoc da thua trong chien tranh the gioi thu nhat, can phai phat xit de tim them nhung dat nuoc moi de lam thuoc dia.

-Anh, Pháp, Mỹ do cùng là liên minh trong Thế chiến I, cho nên có thể có những đường lối giống nhau. Còn Đức và Nhật thì lại không thế. Hai nước này là đồng minh trong Thế chiến I, nên tư tưởng của những nhà lãnh đạo 2 nước này cũng giống nhau. Họ cho rằng phải đi chiếm đóng các nước, bóc lột của cải, nhân lực và tài nguyên khoáng sản thì sẽ góp phần phục hồi kinh tế. Điều đó cũng đúng, nhưng lại quá sai lầm khi xâm chiếm các nước khác. Hai nước này, có thể nói là rất tự đề cao mình, cho nên họ cho rằng mình phải làm bá chủ thế giới

kaio Nguyễn
21 tháng 11 2017 lúc 19:44

-Các nước Anh, Pháp, Mỹ là các nước tư bản già;có nhiều thuộc địa và cũng là các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên khi gặp cuộc khủng hoảng , chỉ cần tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.

Các nước Đức, Ý, Nhật là các nước tư bản trẻ, ít thị trường thuộc địa nên khi gặp cuộc khủng hoảng phải đi theo con đường phát xít để mở rộng thêm thuộc địa.

quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Thu Hien Nguyen Thi
Xem chi tiết
Giap Nguyen Hoang
25 tháng 10 2017 lúc 22:04

-Có sự xuất hiện của các quốc gia mới như: Áo, Phần Lan, Ba Lan, Hung-ga-ri,...
-Nền kinh tế châu Âu bị khủng hoảng nặng nề (Pháp và Đức là 2 nước khủng hoảng nghiêm trọng nhất)
*Nước Pháp:
+1,4 triệu người chết.
+10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá.
+Tổng thiệt hại lên tới 200 tỉ phrăng...
*Nước Đức:
+1,7 triệu người chết.
+Mất toàn bộ thuộc địa.
+Phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả rất nhiều tiền cho chiến tranh.
-Cao trào Cách mạng bùng nổ\(\rightarrow\) khủng hoảng chính trị
=>Từ năm 1924 đến năm 1929, chính quyền các nước đấy lùi cao trào cách mạng và khôi phục, phát triển kinh tế.

-Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (năm 1919 - năm 1920) và Oa-sinh-tơn (năm 1921 - năm 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.

- Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Sau CTTG thứ nhất, trừ Mĩ và Nhật các nước TBCN Châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng.
+ Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu vì thế khiến châu Âu bị tàn phá, bị tụt hậu và mất đi vai trò tiên phong trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cường quốc châu Âu đều bị suy yếu. Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ trở thành con nợ của Mĩ. Italia lâm vào khủng hoảng. 3 đế quốc rộng lớn ở châu Âu là: Nga, Đức, Áo-Hung lần lượt sụp đổ. Riêng Đức, Áo-Hung là những nước đế quốc bại trận, nên hoà ước Vecxai mang lại hậu quả nghiêm trọng. Đức mất hết thuộc địa, bị cắt đất, bồi thường chi phí hết sức nặng nề.
Cũng chính trong giai đoạn này một cao trào cách mạng rộng lớn bùng nổ không chỉ ở các nước tư bản mà tại các nước thuộc địa trong suốt những năm 1918-1923
+ Các cường quốc ngoài châu Âu như: Mĩ, Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh mà còn giàu thêm nhờ buôn bán vũ khí đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Mĩ trở thành trung tâm tài chính quốc tế và trở thành chủ nợ của nhiều nước tư bản.
Châu Âu bị lâm vào tình thế bất lợi trước so sánh tương quan lực lượng mới.
Giai đoạn này các nc tư bản tìm cách nhanh chóng thanh toán chiến tranh và tổ chức lại trật tự thế giới để phù hợp với tương quan lực lượng mới với Hệ thống Vecxai –Oasinhton những vẫn không thoả mãn tham vọng của các bên. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội khiến CNTB và thế giới nói chung lâm vào tình trạng bất ổn.
* Các nước tư bản giai đoạn 1924-1929:
-Từ năm 1924, các nước tư bản tập trung phát triển kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế dần đc khắc phục, hầu hết các nước tư bản bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh kinh tế. Nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng đặc biệt công nghiệp chế tạo ô tô mà Mĩ là nc đi đầu, các ngành khai thác nguyên nhiên liệu vượt xa so với trc chiến tranh, nhiều công ti tư bản độc quyền xuất hiện… công nghiệp phát triển kéo theo sự ổn định về tài chính và phồn vinh về ngoại thương. Đến năm 1929, tổng sản lượng công nghiệp nói chung tăng 26%.
- Sự phát triển kinh tế cũng không đều giữa các ngành, các nước.
- Chính sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự ổn định của chế độ tư bản thống trị. Các đảng và tổ chức chính trị tư sản đc phục hồi. Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nc tư bản bằng biện pháp chia rẽ, mua chuộc chính trị, thông qua các đảng xã hội dân chủ đã đẩy lùi các cao trào cách mạng, ổn định đc sự thống trị của mình.
- Tình hình chính trị ổn định, đời sống của người dân đc nâng cao. Các mặt hàng tiêu dùng như: xe hơi, tủ lạnh, radio tràn ngập thị trường với giá ngày một thấp.

miku hatsune
13 tháng 11 2017 lúc 10:15
- Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu vì thế khiến châu Âu bị tàn phá, bị tụt hậu và mất đi vai trò tiên phong trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cường quốc châu Âu đều bị suy yếu. Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ trở thành con nợ của Mĩ. Italia lâm vào khủng hoảng. 3 đế quốc rộng lớn ở châu Âu là: Nga, Đức, Áo-Hung lần lượt sụp đổ. Riêng Đức, Áo-Hung là những nước đế quốc bại trận, nên hoà ước Vecxai mang lại hậu quả nghiêm trọng. Đức mất hết thuộc địa, bị cắt đất, bồi thường chi phí hết sức nặng nề.
Cũng chính trong giai đoạn này một cao trào cách mạng rộng lớn bùng nổ không chỉ ở các nước tư bản mà tại các nước thuộc địa trong suốt những năm 1918-1923
+ Các cường quốc ngoài châu Âu như: Mĩ, Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh mà còn giàu thêm nhờ buôn bán vũ khí đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Mĩ trở thành trung tâm tài chính quốc tế và trở thành chủ nợ của nhiều nước tư bản.<br>
Châu Âu bị lâm vào tình thế bất lợi trước so sánh tương quan lực lượng mới.<br>
Giai đoạn này các nc tư bản tìm cách nhanh chóng thanh toán chiến tranh và tổ chức lại trật tự thế giới để phù hợp với tương quan lực lượng mới với Hệ thống Vecxai –Oasinhton những vẫn không thoả mãn tham vọng của các bên. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội khiến CNTB và thế giới nói chung lâm vào tình trạng bất ổn.
* Các nước tư bản giai đoạn 1924-1929:
-Từ năm 1924, các nước tư bản tập trung phát triển kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế dần đc khắc phục, hầu hết các nước tư bản bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh kinh tế. Nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng đặc biệt công nghiệp chế tạo ô tô mà Mĩ là nc đi đầu, các ngành khai thác nguyên nhiên liệu vượt xa so với trc chiến tranh, nhiều công ti tư bản độc quyền xuất hiện… công nghiệp phát triển kéo theo sự ổn định về tài chính và phồn vinh về ngoại thương. Đến năm 1929, tổng sản lượng công nghiệp nói chung tăng 26%.
- Sự phát triển kinh tế cũng không đều giữa các ngành, các nước.
- Chính sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự ổn định của chế độ tư bản thống trị. Các đảng và tổ chức chính trị tư sản đc phục hồi. Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nc tư bản bằng biện pháp chia rẽ, mua chuộc chính trị, thông qua các đảng xã hội dân chủ đã đẩy lùi các cao trào cách mạng, ổn định đc sự thống trị của mình.
- Tình hình chính trị ổn định, đời sống của người dân đc nâng cao. Các mặt hàng tiêu dùng như: xe hơi, tủ lạnh, radio tràn ngập thị trường với giá ngày một thấp.