Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.
Stt | Thành ngữ | Giải thích |
1 | Đen như cột nhà cháy | Chỉ về làn da, rất đen, rất xấu. ở đây chỉ thái độ chê bai. |
2 | Đẹp như tiên | Chỉ vẻ đẹp lý tưởng của người con gái. |
3 | Lớn nhanh như thổi | Nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh |
4 | Hôi như cú mèo | Chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu |
5 | Mình đồng da sắt | Thân thể khoẻ mạnh, rắn chắc như sắt như đồng, có thể chịu đựng được mọi gian lao, vất vả |
Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn cây táo rào cây sung
B. Ăn to nói lớn
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
Tìm năm thành ngữ có dùng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.
- Đen như cột nhà cháy: đen quá mức cần thiết.
- Xấu như ma: xấu thậm tệ, không thể xấu hơn được nữa.
- Đẹp như tiên: đẹp hoàn mĩ.
- Lành như bụt: cực kỳ hiền lành, nhân hậu.
- Dữ như cọp: Hung dữ, tàn nhẫn.
Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá.
+ Đen như than
+ Ngáy như sấm
+ Đau như đứt ruột
+ Kêu như tránh đánh
+ Nắng như đổ lửa
a.Xác định biện pháp nói quá trong câu sau: Họ là những chiến sĩ mình đồng da sắt.
b.Đặt 1 câu sử dụng biện pháp nói (viết in từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá)
a) mình đồng da sắt
b) Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen.
a.Xác định biện pháp nói quá trong câu sau: Họ là những chiến sĩ mình đồng da sắt.
=> "mình đồng da sắt"
b.Đặt 1 câu sử dụng biện pháp nói (viết in từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá)
=> Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời
Tìm 5 câu thành ngữ/ tục ngữ có chứa biện pháp nghệ thuật nói quá.
- chậm như rùa
-nhanh như gió
-khoẻ như voi
-xinh như hoa
-trắng như tuyết
Đen như cột nhà cháy
Xấu như ma
Đẹp như tiên
Chậm như rùa
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
- Câu sử dụng biện pháp nói quá
1. Bạn Nam cao lớn như người khổng lồ.
2. Da bạn Mai trắng như tuyết.
3. Ngôi nhà to như cái cột đình.
- Câu dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.
1. Các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ngoài chiến trường.
2. Bác Hùng đã từ trần vào chiều qua.
3. Cô ấy trông không được xinh lắm nhưng rất dễ thương.
Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
Ba câu sử dụng biện pháp nói quá:
- Bài toán này hóc búa quá, mình nghĩ nát óc mà vẫn không ra cách giải.
- Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tây Thi khiến nhiều người anh hùng phải si mê.
- Chúng ta đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời.
Ba câu sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
- Chiếc áo này không được đẹp cho lắm.
- Lan phải cố gắng nhiều hơn trong môn Hóa.
- Bà Mai bị bệnh nặng nên không thể qua khỏi.
Bài 7:Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
a/
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày thàng mười chưa cười đã tối
(Tục ngữ)
b/
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mố hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
a. Biện pháp nói quá "chưa nằm đã sáng" và "chưa cười đã tối"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm và gây ấn tượng với người đọc
+ Phản ánh sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm
+ Đúc kết kinh nghiệm lao động của người Việt Nam
b. Biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm và gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy sự vất vả của người nông dân trong buổi cày đồng buổi ban trưa để làm nên hạt gạo nuôi sống con người
+ Nhắc nhở mỗi chúng ta trân trọng thành quả lao động của người nông dân
a.
BPTT: nói quá "chưa nằm đã sáng" và "chưa cười đã tối".
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hiện tượng thiên nhiên vào tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười ngày ngắn đêm dài. Từ đó câu thơ thêm sức gợi hình gợi hấp dẫn đọc giả hơn.
b.
BPTT: nói quá "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày"
Tác dụng: gợi tả chi tiết hình ảnh giọt mồ hôi trở nên sinh động, đặc sắc nhằm tăng giá trị diễn đạt trân trọng sức lao động của người nông dân. Từ đó giàu sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ hấp dẫn đọc giả hơn.
Trong câu tục ngữ: "Tấc đất, tấc vàng". Có sử dụng biện pháp nói quá không?
có. tham khảo:https://olm.vn/hoi-dap/detail/245721442289.html
Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.
Thành ngữ so sánh đất quý như vàng, ý nói đất đai là vốn quý.
Nên suy cho cùng thì ko sử dụng biện pháp nói quá nhé!
#virus@hok tot $