Vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Giúp mih với thứ 2 mình phải nộp bài rồi
Phân tích bài thơ câu cá mùa thu để thấy được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu và tấm lòng nhà thơ.ai giải bài này giúp em với
Em tham khảo nhé:
I. Mở bài
Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh
Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
“khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
“ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
“Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Lập dàn ý cho bài văn phân tích về vẻ đẹp của bài thơ " Câu cá mùa thu" của nguyễn Khuyến
Tham khảo:
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Tham khảo:
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
Video Player is loading.PauseXEM THÊMUnmuteRemaining Time 7:52⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Khổ thơ thứ hai trong bài thơ tiếp tục là những cảm nhận tinh tế Bằng những hiểu biết của tác phẩm hãy viết đoạn văn trình bài vẻ đẹp của bức tranh giao mùa từ hạ sang thu được miêu tả trong khổ thứ 2 đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và khởi ngữ
Mở đầu khổ hai của tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”.
Với hình ảnh “sông dềnh dàng”, tác giả dùng biện pháp nhân hoá kết hợp với từ láy “dềnh dàng” để khắc hoạ dòng sông trôi chậm hơn, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản và sông “dềnh dàng” bởi khi sang thu mưa ít hơn, dòng sông không phải chở những dòng nước lũ. Thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá cùng tính từ “vội vã” để cho thấy chim vội vã bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn vì mùa thu trời nhanh tối hơn. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối lập với hình ảnh “chim vội vã”, từ đó thể hiện sự vận động tương phản của sự vật và sự phong phú của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa. Hơn nữa, phó từ “được lúc”, “bắt đầu” thể hiện thu vừa mới chớm, từ đó cho thấy khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Tiếp đến, ông viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật nhân hoá “vắt nửa mình” để cho thấy mây mỏng và mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Đám mây như ranh giới giữa hai mùa: hạ và thu, một nửa nghiêng về mùa hạ, một nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây như còn vương vấn, bịn rịn chưa muốn chia tay mùa hạ, chưa vội sang thu. Cũng giống như con người vẫn còn chùng chình, lưu luyến tuổi trẻ, chưa muốn sang thu của cuộc đời. Ôi, khổ thơ đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hoá cùng với tính từ, nghệ thuật đối lập, phó từ, cảm nhận tín hiệu thu về trong không gian dài cao rộng của Hữu Thỉnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Em hãy nhận xét về điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ của Bà Huyện Thanh Quantrong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" với ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Câu cá mùa thu"
Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có những điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ.
Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cảnh quê hương. Bài thơ mang đến cảm giác ấm áp, yên bình và gợi lên những kỷ niệm về quê nhà.
Trong khi đó, bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng hơn. Bài thơ tập trung vào tình cảm của người viết và miêu tả một cảnh quan mùa thu lãng mạn. Ngôn ngữ của bài thơ mang đến cảm giác thơ mộng và lãng mạn.
Tuy hai bài thơ có điểm khác biệt trong ngôn ngữ và cảm nhận, nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu và nhớ nhà, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và ấm lòng.
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu
- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên
+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc
+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư
- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự
- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng
⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm
Chép thuộc lòng bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và trình bày ngắn ngọn cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài.
- Học sinh chép chính xác bài thơ.
- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng
+ Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng
+ Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ
+ Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả
Viết 1 đoạn văn về cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
Tham khảo:
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”
Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.
Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.
Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (Bài 2) (Hồ Xuân Hương): Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật