Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LÊ NGUYÊN HỒNG
Xem chi tiết
Người dùng hiện không tồ...
4 tháng 10 2018 lúc 21:18

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp  nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ  tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân  chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không  khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn  mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
 
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả  người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
 
Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

Tuấn Nguyễn
4 tháng 10 2018 lúc 21:19

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống. Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy. Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Edogawa Conan
4 tháng 10 2018 lúc 21:20

Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.

Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.

Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.

Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.

Keria
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 11:50

Đề miêu tả là đề 1.

Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.

Nguyễn Mạnh Đạt
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
3 tháng 11 2016 lúc 13:47

Đây là chuyên mục toán nha bạn

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
29 tháng 11 2023 lúc 19:35

Bài thơ Những điều bố yêu là những tình cảm dạt dào, chân thành của người bố dành cho đứa con của mình từ khi ra đời cho đến lúc trưởng thành. Người bố luôn yêu mọi khoảnh khắc gắn liền với đứa con. Yêu từ mùi sữa thơm, mùi nước hoa dìu dịu, yêu cả từng bước đi chập chững. Không ai có thể quan sát, lưu giữ những kỉ niệm thơ ấu của đứa con như cha mẹ được. Đó là thứ tình cảm bao la, tha thiết và vô cùng thiêng liêng.

T MH
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
8 tháng 3 2016 lúc 20:53

sao lm đc trong 1 đoạn văn ngắn thế đc

Nguyễn Thị Thu Trang
9 tháng 3 2016 lúc 6:22

Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

Nguyễn Trọng Thắng
9 tháng 3 2016 lúc 17:39

Mình mới làm bài văn này hồi chiều rồi bây giờ mình sẽ chỉ cho các bạn nha.

                                                           Bài làm :

    Sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh Dế Mèn đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Dế Mèn nhờ ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn chóng lớn và chẳng bao lâu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.Ngoại hình của Dế Mèn rất đẹp, một vẻ đẹp oai phong, hùng dũng, mạnh mẽ.Tuy ngoại hình của chú rất dẹp nhưng chú lại có tính cách kiêu căng, xốc nổi, thường hay chọc phá, cà khịa với tất cả mọi người.Chú đối xử với Dế Choắt hết sức trịch thượng, ra vẻ ta đây, chẳng chịu đào giúp hang cho Choắt mà còn khinh thường, lên mặt dạy bảo.Và ai có ngờ, một lần trêu chọc chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Từ đó hối hận ăn năn và rút ra cho mình một bài học sâu sắc.Em rất thích Dế Mèn vì Dế Mèn là một nhân vật vừa đáng trách lại vừa đáng quý khi biết nhận ra lỗi lầm của mình.

 

Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 12 2021 lúc 7:59

Em tham khảo:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Bảo Chu Văn An
9 tháng 12 2021 lúc 8:01

Tham khảo:
 

Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Hai câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ lên với khung cảnh thơ mộng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya ở nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ đã gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.

 
CHÚC BẠN HỌC TỐT! 

 

Đỗ Đức Hà
9 tháng 12 2021 lúc 8:04

tham khảo: 

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Xin giấu tên
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 11 2016 lúc 19:29

1)Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

Linh Phương
20 tháng 11 2016 lúc 19:31

2)

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

BẠn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!

Minh Châu
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
17 tháng 11 2021 lúc 20:44

Tham khảo :

 

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.

 

Dòng sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng.

Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế. Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."

Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.

 

Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn.

Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cánh diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời em. Mai này dù có đi xa, em vẫn luôn nhớ mãi về dòng sông quê mình, nơi gắn bó rất nhiều với tuổi thơ em.

 
︵✰Ah
17 tháng 11 2021 lúc 20:45

Tham khảo nhé
Vì đưa cả bài văn sẽ hơi lằng nhằng nên bạn có thể dựa vào dàn ý r viết ra nhé

I. Mở bài

- Giới thiệu về dòng sông quê em: đó là biểu tượng của quê hương đã gắn bó với bao thế hệ người dân quê em.

- Giới thiệu những tình cảm em dành cho dòng sông quê em: yêu mến, trân trọng.

II. Thân bài

* Miêu tả dòng sông và phát biếu cảm nghĩ:

- Hình dáng của dòng sông: uốn lượn hiền hòa, mềm mại như một dải lụa ôm ấp làng xóm, quê hương.

- Là dòng sông tuổi thơ tắm mát, là dòng nước nuôi dưỡng những cánh đồng xanh tươi, là nơi nuôi sông bao gia đình quanh năm lênh đênh sông nước,…

- Vẻ đẹp của dòng sông vào những đêm trăng, khi bóng chiều đổ xuống,…

* Những kỉ niệm về dòng sông quê hương: bơi thi, bắt cá,… những ấn tượng không thể phai mờ (vị mằn mặn, sự mát trong của nước sông,…), qua đó thể hiện sự gắn bó, thân thiết với dòng sông.

III. Kết bài

Khẳng định tình cảm của em đối với dòng sông

Võ Thái Khang
Xem chi tiết
Nguyen Thai Son
18 tháng 11 2021 lúc 10:24
   

Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 6

 Cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh chúng ta vô cùng phong phú vậy nên với đề văn Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích sẽ khá dễ dàng đối với các em học sinh, tuy nhiên, để làm được đề văn này đúng trình tự bài văn miêu tả và thu hút người đọc, các em cần nắm vững các bước làm một bài văn miêu tả, chuẩn bị vốn từ phong phú và cách diễn đạt tự nhiên, linh hoạt.

Bài viết liên quan

Dàn ý tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thíchCảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hèViết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương emTả một loại trái cây mà em thíchDàn ý viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em   Tổng đài hỗ trợ văn học: Gọi 1900.63.63.81 (văn ngắn, điểm cao)Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
 

Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

ta mot canh thien nhien ma em yeu thich

5 bài văn mẫu Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
 

I. Dàn Ý Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)

2. Thân bài

- Cánh đồng rộng lớn
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích tại đây.

 

 

II. Bài Văn Mẫu Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

 

1. Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, mẫu số 1:

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Cô nàng cự giải
17 tháng 1 2018 lúc 12:29

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

nguyễn phương thảo
17 tháng 1 2018 lúc 12:17

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.

   Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

   Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

   Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

   Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

   Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên:Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là "nước đen".

   Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

   Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

   Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

   Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

   Ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

   Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

   Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

   Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

   Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.