Hoa Kì nằm ở Trung mĩ Đ hay S
Oa-sinh -tơn là thủ đô của Hoa Kì Đ hay S
Hoa Kì có diện tích lớn thứ ba và dân số đứng thứ tư trên thế giới Đ hay S
Một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kì Đ hay S
hao kì ở trung mĩ là sai
oa sinh tơn là thủ đô đúng
mình chỉ biết bằng đó thôi nhé
Hoa Kì nằm ở Trung Mĩ là sai
Oa-sinh-tơn là thủ đô của Hoa Kì là đúng
Hoa Kì có diện tích lớn thứ 3 và dân số đứng thứ tư là sai
Một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kì đúng
Ô-xtrây-li-a có nhiều tiềm năng và lợi thế để trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất của châu Đại Dương. Vậy, người dân Ô-xtrây-li-a tiến hành khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên như thế nào?
- Người dân Ô-xtrây-li-a tiến hành khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên một cách hiệu quả.
Khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu lớn nhất về kinh tế Mĩ đạt được là gì?
A. Nền kinh tế chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
B. Nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. Trung tâm hàng không vũ trụ lớn nhất thế giới.
D. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…
Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.
Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.
Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Đất nước có tiềm lực lớn về khoa học kĩ thuật, nhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng,… Những đặc điểm đó có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga?
Những đặc điểm như diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiềm lực khoa học kỹ thuật, đa dạng dân tộc và nền văn hóa đa dạng của Liên bang Nga có tác động đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Dưới đây là một số tác động quan trọng:
Kinh tế: Diện tích lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nga cung cấp cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu.
Xã hội: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa của Nga tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, góp phần vào sự phát triển xã hội và sự thịnh vượng của đất nước. Điều này thể hiện qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và giáo dục.
Khoa học và công nghệ: Tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, y tế và năng lượng. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.
Cộng hòa Nam Phi có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Phi, là thành viên của khối 5 nền kinh tế mới (BRICS) và nằm trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới (G20). Vậy quốc gia này có tình hình phát triển kinh tế như thế nào? Các ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có những đặc điểm gì nổi bật?
Tham khảo
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.
+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
- Đặc điểm các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.
+ Nông nghiệp: xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
+ Dịch vụ: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020). Cơ cấu ngành đa dạng.
Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có điều kiện tự nhiên đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phúl; số dân đông nhất thế giới, nguồn lao động dồi dào và ngày càng nâng cao về chất lượng,... là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc có đặc điểm như thế nào?
Tham khảo:
- Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thiên nhiên có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ tăng tự nhiên có chiều hướng giảm dần, số dân tăng thêm hàng năm giảm dần. Quốc gia này đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên già hóa dân số. Mật độ dân số khá cao, song phân bố không đều.
- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú. Hiện nay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
nước nào có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với ngàn công nghiệp hiện đại.
Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973
1. Nguyên nhân
2. Thành tựu
a) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.
b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.
d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.
g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.
h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tự khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
A. 1 – a, b, c, d; 2 – e, g, h, i, k
B. 1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h
C. 1 – a, b, d, h; 2 – c, g, i, k
D. 1 – a, b, c, i, k; 2 – d, e, g, h