Cho tam giác ABC vuông tại A, gọi E là trung điểm của AC, F là trung điểm của BC.
a) CM: tứ giác ABFE là hình thang vuông
b) Biết AC = 8cm, BC = 10cm. Tính EF?
cho tam giác abc vuông tại a ab=6cm ac=8cm. Gọi D là trung điểm AB, E là trung điểm AC,F là trung điểm BC.
a)Tính BC,DE
b)DFCE là hình gì?
c)CM AF=DE
d)Kẻ AK vuông góc với BC. CM DKFE là hình thang cân
mình cần câu c và d ạ
a: BC=10cm
DE=5cm
b: Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB
F là trung điểm của BC
Do đó: DF là đường trung bình của ΔABC
Suy ra: DF//AC và DF=AC/2
hay DF=CE và DF//CE
Xét tứ giác DFCE có
DF//CE
DF=CE
Do đó: DFCE là hình bình hành
c: Xét tứ giác ADFE có
FD//AE
FD=AE
Do đó: ADFE là hình bình hành
mà \(\widehat{EAD}=90^0\)
nên ADFE là hình chữ nhật
Suy ra: FA=DE
cho tam giác ABC vuông góc tại A;AB =8cm,AC =6cm gọi M là trung điểm AC và E là trung điểm BC.
a,tính EM
b,tứ giác AMEB là hình gì?vì sao?
c,tính chu vi hình thang AMEB?
a) Xét \(\Delta ABC\) có M là trung điểm của AC
E là trung điểm của BC
=> EM là đường trung bình của \(\Delta ABC\)
=> EM//AB ; \(EM=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}.8=4\left(cm\right)\)
Vậy EM = 4cm
b) Xét tứ giác AMEB có EM//AB
=> tứ giác AMEB là hình thang
Vậy tứ giác AMEB là hình thang
c) Xét \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB^2+AC^2=BC^2\)
=> \(BC^2=8^2+6^2\)
=> \(BC=\sqrt{100}=10\left(cm\right)\)
=> EB = 5(cm) (Vì E là trung điểm BC)
Có \(P_{AMEB}=AM+EM+EB+AB\)
\(=\dfrac{AC}{2}+4+5+8\)
\(=3+4+5+8\)
\(=20\left(cm\right)\)
Vậy \(P_{AMEB}=20\left(cm\right)\)
Câu trên hỏi tứ giác AMEB là hình gì, câu dưới hỏi hình thang AMEB, đề bài hài hước thật :))
Chúc bạn học tốt
. Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC.
a) Chứng minh rằng tứ giác AMNB là hình thang vuông
b) Gọi I là giao điểm của BM và AN. Trên tia đối của tia NA lấy điểm E sao cho NE = NI. Trên tia đối
của tia MB lấy điểm F sao cho MF = MI. Chứng minh rằng EF // AB
c) Gọi H là trung điểm của AB, K là trung điểm của EF. Chứng minh rằng bốn điểm C, K, I, H thẳng
hàng
a: Xét ΔABC có
M là trung điểm của AC
N là trung điểm của BC
Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC
Suy ra: MN//AB
hay AMNB là hình thang
mà \(\widehat{MAB}=90^0\)
nên AMNB là hình thang vuông
a: Xét tứ giác BECF có
D là trung điểm chung của BC và EF
BE=EC
Do đó: BECF là hình thoi
b: Sửa đề: Tính diện tích BECF
\(BC=\sqrt{10^2-8^2}=6\left(cm\right)\)
DE=AB/2=4cm
=>EF=8cm
\(S_{BECF}=\dfrac{1}{2}\cdot6\cdot8=3\cdot8=24\left(cm^2\right)\)
Bài 1
Cho tam giác ABC vuông tại A .Gọi D,E,F lần lượt là trung điểm của AB,AC và BC.
a) Cho BC=10cm .Tính DE
b) Chứng minh tứ giác BDEF là hình bình hành
c) Tứ giác ADEF là hình gì ? vì sao?
d) Gọi G là điểm đối xứng của F qua D .Chứng minh các đường thẳng AF,GC,DE cùng cắt nhau tại một điểm .
Bài 2
Hình vẽ bên là bản thiết kế tầng trệt của một ngôi nhà .Biết AB//CD,AE=ED,BF=FCvà AB= 7m,DC=5m
Em hãy tính độ dài đoạn thẳng EF
Bài 1:
a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
+ D là trung điểm của AB (gt).
+ E là trung điểm của AC (gt).
=> DE là đường trung bình (Định nghĩa đường trung bình trong tam giác).
=> DE = \(\dfrac{1}{2}\)BC (Tính chất đường trung bình trong tam giác).
Mà BC = 10 cm (gt).
=> DE = 5 cm.
Vậy DE = 5 cm.
b) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
DE là đường trung bình (cmt)
=> DE // BC (Tính chất đường trung bình trong tam giác).
Ta có: F là trung điểm của BC (gt). => BF = CF = \(\dfrac{1}{2}\)BC.
Mà DE = \(\dfrac{1}{2}\)BC (cmt).
=> BF = CF = DE = \(\dfrac{1}{2}\)BC.
Xét tứ giác BDEF có:
+ BF = DE (cmt).
+ BF // DE (do DE // BC).
=> Tứ giác BDEF là hình bình hành (dhnb).
c) Xét tam giác ABC vuông tại A:
+ D là trung điểm của AB (gt).
+ F là trung điểm của BC (gt).
=> DF là đường trung bình (Định nghĩa đường trung bình trong tam giác).
=> DF // AC và DF = \(\dfrac{1}{2}\)AC (Tính chất đường trung bình trong tam giác).
Ta có: DF = \(\dfrac{1}{2}\)AC (cmt).
Mà AE = CE = \(\dfrac{1}{2}\)AC (E là trung điểm AC).
=> AE = CE = DF = \(\dfrac{1}{2}\)AC.
Xét tứ giác ADEF có:
+ AE = DF (cmt).
+ AE // DF (do DF // AC).
=> Tứ giác ADEF là hình bình hành (dhnb).
Mà ^DAE = 90o (do tam giác ABC vuông tại A).
=> Tứ giác ADEF là hình chữ nhật (dhnb).
d) Gọi I là giao điểm của AF và DE.
Xét hình chữ nhật ADEF có: I là giao điểm của AF và DE (cách vẽ).
=> I là trung điểm của AF và DE (Tính chất hình chữ nhật). (1)
Ta có: G là điểm đối xứng của F qua D (gt).
=> D là trung điểm của CG.
=> DF = \(\dfrac{1}{2}\)GF.
Mà DF = \(\dfrac{1}{2}\)AC (cmt).
=> GF = AC.
Xét tứ giác GACF có:
+ GF = AC (cmt).
+ GF // AC (do DF // AC).
=> Tứ giác GACF là hình bình hành (dhnb).
=> Giao điểm của 2 đường chéo AF và GC là trung điểm mỗi đường (Tính chất hình bình hành).
Mà I là trung điểm của AF (cmt)
=> I là trung điểm của GC (2).
Từ (1) và (2) => Các đường thẳng AF; GC; DE cùng cắt nhau tại điểm I.
hay các đường thẳng AF; GC; DE cùng cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (đpcm).
Bài 1/ Cho tam giác ABC vuông tại A.Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. a/ Tính BC biết EF = 4cm. b/ Gọi M là điểm đối xứng của E qua F. cm tứ giác AECM là hình bình
a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
+ E là trung điểm của AB (gt).
+ F là trung điểm của AC (gt).
=> EF là đường trung bình (định nghĩa đường trung bình trong tam giác).
=> 2EF = BC (Tính chất đường trung bình trong tam giác).
=> 2.4 = 8 (cm).
b) Xét tứ giác AECM có:
+ F là trung điểm của EM (do M là điểm đối xứng của E qua F).
+ F là trung điểm của AC (gt).
=> Tứ giác AECM là hình bình (dhnb).
Giúp mình với,giải chi tiết cho mình nha!
Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD).Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF
a. CM: AK = KC.
b. Biết AB = 4cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF
Bài 3. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.
a. CM: Tứ giác ADME là hình bình hành.
b. Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
d. Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ
dài AM.
Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, Ẩ = 60°. Gọi E và F lần lượt là trung
điểm của BC và AD.
a. Chứng minh AE vuông góc BF
b. Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân.
c. Lấy điểm M đối xứng của A qua B. Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật.
d. Chứng minh M, E, D thẳng hàng.
Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC= 60°, kẻ tia Ax song song với BC.
Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC.
a. Tính các góc BAD và DAC.
b. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
c. Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi.
d. Cho AC = 8cm, AB = 5cm. Tính diện tích hình thoi ABED
bài 3:
D, bài giải
diện tích là:
(8x5):2=20(cm2)
Đ/S:20cm2
Bài 2 :
a, Xét tam giác ABC ta có :
D là trung điểm AB
M là trung điểm CB
=)) DM là đường TB tam giác ABC
=)) DM // AC hay DM // AE (1)
Ta có : E là trung điểm AC
M là trung điểm BA
=)) EM là đường TB tam giác ABC
=)) EM // AB hay EM // AD (2)
Từ 1;2 =)) Tứ giác ADME là hình bình hành
b, Nếu tam giác ABC cân tại A => AM là đường trung tuyến AM
=)) AM đồng thời là tia phân giác của ^A
Xét hình bình hành ADME có 2 đường chéo AM là tia phân giác của ^A (cmt)
=)) Tứ giác ADME là hình thoi
c, Nếu tam giác ABC vuông tại A => ^A = 90^0
Xét hình bình hành ADME có ^A =90^0
=)) Tứ giác ADME là hình chữ nhật
a, Xét hình thang ABCD có :
E là trung điểm AD => AE = ED
F là trung điểm BC => BF = FC
=)) EF là đường trung bình hình thang ABCD
Xét tam giác ADC có :
E là trung điểm AD
K là trung điểm AC
=)) EK // DC
=)) EK là đường trung bình tam giacs ADC
=)) AK = KC (đpcm)
b, Ta có EK là đường trung bình tam giác ADC ( cmt )
\(EK=\frac{DC}{2}=\frac{10}{2}=5\)cm
EF là đường trung bình hình thang ABCD ( cmt )
\(EF=\frac{AB+CD}{2}=\frac{10+4}{2}=7\)cm
Ta có : \(EK+KF=EF\Leftrightarrow KF=EF-EK\)
\(\Leftrightarrow KF=7-5=2\)cm
Vậy EK = 5 cm ; KF = 2 cm
Giúp mình với,giải chi tiết cho mình nha!
Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD).Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF
a. CM: AK = KC.
b. Biết AB = 4cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF
Bài 3. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.
a. CM: Tứ giác ADME là hình bình hành.
b. Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
d. Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ
dài AM.
Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, Ẩ = 60°. Gọi E và F lần lượt là trung
điểm của BC và AD.
a. Chứng minh AE vuông góc BF
b. Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân.
c. Lấy điểm M đối xứng của A qua B. Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật.
d. Chứng minh M, E, D thẳng hàng.
Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC= 60°, kẻ tia Ax song song với BC.
Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC.
a. Tính các góc BAD và DAC.
b. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
c. Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi.
d. Cho AC = 8cm, AB = 5cm. Tính diện tích hình thoi ABED
2/
a/ hình thang ABCD có
AB // EF
==> AB // KF
xét tam giác ABC có
F là trung điểm của BC
AB // KF
==> KF là đường trung bình của tam giác ABC
==> K là trung điểm của AC
==> AK = KC
b/
E là trung điểm AD
F là trung điểm BC
==> EF là đường trung bình của hình thang ABCD
==> EF = (AB + CD) / 2 = (4 + 10) / 2 = 7(cm)
KF là đường trung bình của tam giác ABC nên
KF = AB / 2 = 4 / 2 = 2(cm)
==> EK = EF - KF = 7 - 2 = 5(cm)
vậy EK = 5(cm), KF = 2 (cm)
3/
a/ ta có
D là trung điểm của AB
M là trung điểm của BC
==> DM là đường trung bình của tam giác ABC
==> Dm // AC
==> DM // AE ( E thuộc AC, DM // AC)
chứng minh tương tự ta có
ME là đường trung bình của tam giác ABC
==> AD // ME
tứ giác ADME có DM // AE, AD // ME nên là HBH
b/ ( nếu tam giác ABC cân tại A)
tam giác ABC cân tại A ==> AB = AC
AD = 1/2 AB (D là trung điểm của AB)
AE = 1/2 AC (E là trung điểm của AC)
==> AD = AE
c/ (nếu tam giác ABC vuông)
ta có
tứ giác ADME là HBH
góc A = 90 độ
==> tứ giác ADME là HCN
d/ ta có
AB^2 + AC^2 = BC^2
6^2 + 8^2 = 100
==> BC = 10(cm)
AM là đường trung tuyến của tam giác ABC
==> AM = 1/2 BC = 1/2 . 10 = 5(cm)
vậy AM = 5cm
Bài 2:Cho mk ý kiến,sai đề à???4cm=6cm nhé
Bài 3:
Bài 4:
Nối D với E, nối D với M:
Chứng minh được ED//FB (BEDF là hình thoi) (1)
BF là đường trung bình tam giác AMD
=> MD//FB (tc) (2)
(1),(2) => MD trùng với ED (định lý) ( Qua 1 điểm ko thuộc đường thẳng a có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua điểm đó và song song với đường thẳng a )
từ đó bạn có thể cm BMCD là hình chữ nhật ( nếu cần )
( xét từ1 giác BDCM có BC cắt DM tại trung điểm của mỗi đoạn ->BMCD là Hình chữ nhật)
Bài 5:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, E, F lần lượt là trung điểm của BC, AB, AC.
1, Tứ giác AEMF là hình gì? Vì sao?
2,Từ A kẻ AH vuông góc vs BC. Gọi O là giao điểm của AM và EF. Chứng minh rằng :
a, Tứ giác CHOF là hình thang.
b, HF là tia phân giác của góc OHC.
c, Tính AH biết AB=6cm và AC=8cm.