tìm ý và trả lời câu hỏi : vì sao trong cuộc sống con người phải cần có lòng dũng cảm
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những khó khăn và cả những thử thách, nó
đòi hỏi con người luôn luôn phải có lòng dũng cảm và ý chí kiên cường để vượt qua những khó khăn đó. Lòng dũng cảm sẽ xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, tạo nên sức mạnh, tạo nên niềm tin và tạo nên động lực để con người vững bước trong tương lai. Không có một khó khăn hay thử thách nào có thể đánh bại niềm tin và lòng dũng cảm của con người. Rèn luyện được lòng dũng cảm, nó sẽ là đòn bẩy giúp con người luôn tiến về phía trước. Lòng dũng cảm được đánh giá rất cao trong cuộc sống, nhà văn W. Gớt đã từng nói: “Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”.
(Theo Vietnamnet)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ chính luậnCâu 2:Nội dung chính: Sức mạnh của lòng dũng cảmCâu 3: Biện pháp tu từ : điệp ngữ ''tạo nên'' nhằm nhấn mạnh rằng chỉ cần có lòng dũng cảm, ta sẽ làm được tất cả. Lòng dũng cảm mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được.Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở
nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ
nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng
lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng
cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến
tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao
tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người
lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.
Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng
cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và
quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động
liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu
tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là
cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 1: tìm luận điểm chính,câu nêu luận điểm
Câu 2 : nội dung đoạn trên
Câu 3:cảm nghĩ về đoạn trên
Luận điểm: Lòng dũng cảm là đức tính cần thiết của con người
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
(1) Lòng dũng cảm là một tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô
hình có thể giúp con người sống một cuôc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn
sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại
cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có những
ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng
cảm thực sự.
(2) Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn.
Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời ý nghĩa. Hãy
thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với
lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.
(Đánh thức khát vọng, NXB Hồng Đức, 2018)
1, Theo đoạn trích, lòng dũng cảm đưa đến con người ta những gì?
2, Từ “tôi rèn” trong câu cuối của đoạn (1) nghĩa là gì?
3, Xét theo mục đích nói, ba câu đầu của đoạn (2) được xếp vào kiểu câu nào?
4, Theo em “dũng cảm” khác với “liều lĩnh” ở chỗ nào?
5, Lòng dũng cảm là một trong những yếu tố tạo nên thành công của con người.
Hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về
vấn đề trên.
1. Qua việc học các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?
b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?
Qua việc học các văn bản trong bài, trả lời các câu hỏi sau:
a. Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình
b. Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.
Qua việc học các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?
b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?
a. Vì sao việc khẳng định cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết?
- Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú, đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình.
b. Vì sao trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?
- Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.
viết đoạn văn khoảng 7-10 câu trả lời cho câu hỏi vì sao sống phải có lòng hiếu thảo
tham khảo
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. Enricô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.” 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn?. 3. Giải nghĩa từ “ hối hận” 4. Tìm từ láy từ ghép có trong đoạn trích trên? 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: “Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che.” 6. “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. Em hiểu như thế nào về câu văn này? 7. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ? Viết đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó? |
phương thức biểu đạt của đoạn trên là gì vậy
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. Enricô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”
câu 4 : Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.
Liên kết về hình thức: Phép lặp, Phép nối
Liên kết về ND: đảm bảo 2 yếu tố: logic và chủ đề
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...”
(Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b. Người bố đã dự đoán En-ri-cô sẽ mong ước điều gì khi đã trở thành người trưởng thành, dũng cảm.
c. Dù không trực tiếp xuất hiện nhưng em cảm thấy mẹ của En-ri-cô là người mẹ như thế nào?
d. “...Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó...Em hiểu như thế nào về câu văn này?
e. So với câu: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không...” thì đoạn văn trên có nét riêng nào trong việc thể hiện và khẳng định về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ?