Đốt cháy 13 g kim loại X có hóa trị a trong bình chứa oxi thì sau phản ứng thu được 16,2 gam một oxit bazo.
a) tính khối lượng và thể tích khí oxi đã phản ứng (đktc)
b) Xác định tên kim loại X
Đốt cháy 4,8 gam kim loại B (chưa biết) có hóa trị II trong không khí dư thu được 8 gam oxit (là hợp chất của B và O).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
c) Tính thể tích không khí (đktc) cần cho phản ứng trên.
d) Xác định kim loại B.
e) Tìm B nếu đề bài không cho dữ kiện hóa trị của B
\(a.PTHH:2B+O_2\overset{t^o}{--->}2BO\left(1\right)\)
b. Áp dụng ĐLBTKL, ta có:
\(m_B+m_{O_2}=m_{BO}\)
\(\Leftrightarrow m_{O_2}=8-4,8=3,2\left(g\right)\)
c. Ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{3,2}{32}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{O_2}=0,1.22,4=2,24\left(lít\right)\)
Mà: \(V_{O_2}=\dfrac{1}{5}.V_{kk}\)
\(\Leftrightarrow V_{kk}=2,24.5=11,2\left(lít\right)\)
d. Theo PT(1): \(n_B=2.n_{O_2}=2.0,1=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_B=\dfrac{4,8}{0,2}=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Vậy B là magie (Mg)
\(e.PTHH:2xB+yO_2\overset{t^o}{--->}2B_xO_y\left(2\right)\)
Theo PT(2): \(n_B=\dfrac{2x}{y}.n_{O_2}=\dfrac{2x}{y}.0,1=\dfrac{0,2x}{y}\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_B=\dfrac{4,8}{\dfrac{0,2x}{y}}=\dfrac{4,8y}{0,2x}=12.\dfrac{2y}{x}\left(mol\right)\)
Biện luận:
2y/x | 1 | 2 | 3 |
MB | 12 | 24 | 36 |
loại | Mg | loại |
Vậy B là kim loại magie (Mg)
Vì thể tích khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nhé
Cho 13 gam một kim loại X ( hóa trị II) tác dụng vừa đủ với 2,24 lít khí Oxi ở đktc, tạo ra oxit bazo. Tìm kim loại đã phản ứng và tính khối lượng oxit thu được.
\(n_{O_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1mol\)
\(2X+O_2\underrightarrow{t^o}2XO\)
\(\dfrac{13}{X}\) 0,1
\(\Rightarrow\dfrac{13}{X}=0,1\cdot2\Rightarrow X=65\)
Vậy X là kẽm Zn.
\(m_{ZnO}=0,2\cdot81=1,62g\)
\(n_{O_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: 2R + O2 --to--> 2RO
0,2 0,.1
=> \(M_R=\dfrac{13}{0,2}=65\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
=> R: Zn
Người ta đốt cháy 4,8 gam kim loại magie trong không khí (chứa oxi), sau phản ứng thu được chất rắn màu trắng là magie oxit MgO.
a/ Viết PTHH.
b/ Tính khối lượng và thể tích khí oxi đã phản ứng (đktc).
c/ Tính khối lượng sản phẩm thu được (2 cách).
a, 2Mg + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2MgO
b, \(n_{Mg}=\dfrac{4,8}{24}=0,2mol\)
\(n_{O_2}=\dfrac{0,2}{2}=0,1mol\)
\(m_{O_2}=0,1.32=3,2g\)
\(V_{O_2}=0,1.22,4=2,24l\)
c, Cách 1:
\(Theo.ĐLBTKL,ta.có:\\ m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\)
\(\Rightarrow m_{MgO}=4,8+3,2=8g\)
Cách 2:
\(n_{MgO}=\dfrac{0,2.2}{2}=0,2mol\)
\(\Rightarrow m_{MgO}=0,2.40=8g\)
Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam bột nhôm.
a. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc).
b. Lượng khí oxi đã phản ứng ở trên vừa đủ tác dụng với 3,84 gam một kim loại A có hóa trị II. Xác định kim loại A.
4Al+3O2-to>2Al2O3
0,04---0,03------0,02 mol
n Al=\(\dfrac{1,08}{27}\)=0,04 mol
=>VO2=0,03.22,4=0,672l
b)
2A+O2-to>2AO
0,06--0,03 mol
=>\(\dfrac{3,84}{A}=0,06\)
=>A=64 :=>Al là Đồng
Bài 5. Cho 13 gam một kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí oxi đun nóng sau phản ứng thu được 16,2 gam oxit. Xác định tên kim loại R
PT: \(2R+O_2\underrightarrow{t^o}2RO\)
Ta có: \(n_R=\dfrac{13}{M_R}\left(mol\right)\), \(n_{RO}=\dfrac{16,2}{M_R+16}\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_R=n_{RO}\Rightarrow\dfrac{13}{M_R}=\dfrac{16,2}{M_R+16}\Rightarrow M_R=65\left(g/mol\right)\)
→ R là Kẽm (Zn).
Đốt cháy 3,24 gam bột nhôm trong bình chứa khí oxi thì thu được nhôm oxit Al2O3.
a) Viết PTHH và cho biết thuộc loại phản ứng hoá học gì
b) Tính khối lượng Al2O3 thu được?
c) Tính thể tích khí oxi phản ứng ở đktc?
\(n_{Al}=\dfrac{3,24}{27}=0,12mol\)
a)\(4Al+3O_2\underrightarrow{t^o}2Al_2O_3\) \(\Rightarrow\) phản ứng hóa hợp.
b)0,12 0,09 0,06
\(m_{Al_2O_3}=0,06\cdot102=6,12g\)
c)\(V_{O_2}=0,09\cdot22,4=2,016l\)
Đốt cháy hết 5,04 gam kim loại sắt trong lọ chứa khí oxi dư, sau phản ứng thu được oxit sắt từ.
a. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
b. Tính thể tích oxi và thể tích KK cần dùng ở đktc, biết
nFe = 5,04 / 56 = 0,09 ( mol)
3Fe + 2O2 --(t^o)-- > Fe3O4
0,09 0,06 0,03 (mol)
=> mFe3O4 = 0,03 . 232 = 6,9(g)
=> VO2 = 0,06 . 22,4 = 1,344 (l)
=> Vkk = 1,344 . 5 = 6,72(l)
đốt cháy kim loại R trong khi oxi dư , được 3,1 gam oxit hòa tan hoàn toàn oxit của R vào nước thì thu được 4gam đioxit của R
a, xác định tên nguyên tố R , đọc tên oxit hiđroxit của R b, tính thể tích của oxi đã phản ứng ( ở đktc)a, Giả sử R có hóa trị n.
PT: \(R_2O_n+nH_2O\rightarrow2R\left(OH\right)_n\)
Theo ĐLBT KL, có: m oxit + mH2O = m hydroxit
⇒ 3,1 + 18nH2O = 4 ⇒ nH2O = 0,05 (mol)
Theo PT: \(n_{R_2O_n}=\dfrac{1}{n}n_{H_2O}=\dfrac{0,05}{n}\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{R_2O_n}=\dfrac{3,1}{\dfrac{0,05}{n}}=62n\) \(\Rightarrow2M_R+16n=62n\Rightarrow M_R=23n\)
Với n = 1 thì MR = 23 (g/mol)
→ R là Natri. Na2O: natri oxit. NaOH: natri hydroxit.
b, PT: \(4Na+O_2\underrightarrow{t^o}2Na_2O\)
Ta có: \(n_{Na_2O}=\dfrac{3,1}{62}=0,05\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{O_2}=\dfrac{1}{2}n_{Na_2O}=0,025\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{O_2}=0,025.22,4=0,56\left(l\right)\)
đốt cháy hoàn toàn một kim loại A có hóa trị II cần vừa đủ 2.24 lít khí oxi ở đktc. Sau phản ứng thu được 6.72g Oxit. xác định kim loại A
\(n_{O_2} = \dfrac{2,24}{22,4} = 0,1(mol)\\ 2A + O_2 \xrightarrow{t^o} 2AO\\ n_{Oxit} = 2n_{O_2} = 0,2(mol)\\ \Rightarrow M_{Oxit}= A + 16 = \dfrac{6,72}{0,2}=\dfrac{168}{5}\\ \Rightarrow A = 17,6\)
(Sai đề)