Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đoàn Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn linh
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
27 tháng 1 2022 lúc 16:52

Tham khảo

Em không đồng tình với quan điểm trên. Đúng thật, trong các môn học thì môn toán vẫn đc coi là quan trọng nhất vì nó là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic . Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phản xạ nhanh và khả năng suy luận.Nhưng cái giới hạn của toán học là cho con người ta vào một khung mẫu và không có sự sáng tạo cao và đặc biệt học toán không thể giúp con người ta hình thành đc cái bản tính con người được. Văn học tuy là ko quan trọng lắm đối với hiện nay nhưng nó là một phần để hình thành con người như nhà văn M.Goosooc ki với ông"văn học là nhân học".Cái định nghĩa văn học gồm năm chữ ấy ngắn gọn về số lượng ngôn từ nhưng các mặt ý nghĩa lại chẳng ngắn gọn chút nào. Văn học là nhân học, văn học là bộ môn học về con người, không phải chỉ là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan... mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người.Qua đó cho ta thấy, không chỉ môn toán là môn quan trọng mà còn môn văn và nhìu môn học khác dù nó ko quan trọng to tác gì, nhưng chút ta cũng phải giàng chút thời gian cho nó. Bởi vì chính mon học đó sẽ giúp ta không chỉ hình thành năng khiếu, trí thông minh mà còn giúp ta học cách trở thành người có ích cho xã hội.

 

Điều này anh có thể nói ra, em tìm ý lắp vào văn nhé!

---

Thì thật ra mình học không chỉ để thi ĐH em ạ mà mình còn học để có cái kiến thức, để cái xã hội đất chật người đông này không ai chê cười mình. 

Mà nói là để thi thì, anh nói thật là giờ hàng chục cách xét tuyển Đại học, rồi thi Đánh giá năng lực, toàn là kiến thức bao quát, học bạ đẹp chứ đâu phải là mỗi khối  em thi Đại học. Đã thế xét như thế còn chiếm tỉ lệ phần trăm lớn vào chỉ tiêu các trường mình thích nữa em ơi.

Rồi sau này đi làm, nhiều nơi họ xét tới hồi phổ thông em học cái gì, cái CV cần GPA như thế em cũng cần phải chăm chút từ bây giờ rồi. 

Anh nói thế đúng không nào?

Bac Huong
Xem chi tiết
datcoder
2 tháng 11 2023 lúc 23:56

Theo em ý kiến đó là sai, vì ngày nay xu hướng thế giới phát triển theo công nghệ số, chính vì vậy môn Tin học là một môn quan trọng cần nắm vững những kiến thức cơ bản để trở thành một công dân số phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện tại và cả trong tương lai.

Nguyễn Thị Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 11:00

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 10:57

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Lưu Chi
8 tháng 1 2019 lúc 10:59

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

-  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

-  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

-  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

-  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

-  Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.

b/ Bình luận:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.

- Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.

- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.

- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

3. Kết bài:

-  Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.

-  Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

-  Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btHpHLYe

Trí Minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 6 2023 lúc 6:26

Dàn bài

Mở bài: Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh đến mức con người ta chưa tìm hiểu kỹ về nó đã muốn nhanh chóng sử dụng. Vì thế, có ý kiến cho rằng: "Tôi có quyền tự do nói ra bất cứ điều gì trên mạng xã hội vì đó là quyền tự do ngôn luận và cũng không ai biết đến tôi trong thế giới ảo".

Thân bài:

- Định nghĩa:

+ "Thế giới ảo": gồm các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trò chơi điện tử, thế giới ảo 3D, thư viện số, v.v. 

+ "Tự do ngôn luận" là quyền của mỗi cá nhân được tự do diễn đạt, truyền tải và chia sẻ ý kiến, thông tin và suy nghĩ của mình một cách công khai và tự do. 

- Bàn luận, phân tích:

+ Nguyên nhân nêu ý kiến:

-> Chưa hiểu rõ về mạng xã hội.

-> Người nêu ý kiến là người vô trách nhiệm, kiến thức hạn hẹp.

-> ....

+ Ý kiến của em:

-> Việc sử dụng mạng xã hội không có nghĩa là ta có quyền tự do nói bất cứ điều gì mà không phải chịu trách nhiệm.

-> Những gì ta đăng tải trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến những người khác, gây ra những hậu quả không mong muốn cho chính ta. Do đó, ta cần phải có trách nhiệm với những gì mình đăng tải trên mạng xã hội.

-> Không nên lấy quyền "tự do ngôn luận" để bao biện cho sự "nói bậy", muốn nói gì cũng được!

-> Việc cho rằng không ai biết đến ta trong thế giới ảo là một quan điểm sai lầm. Thực tế, mọi hoạt động của chúng ta trên mạng xã hội đều để lại dấu vết và có thể bị theo dõi. Nếu ta đăng tải những thông tin sai lệch hoặc xúc phạm đến người khác, ta có thể bị lên án và bị xử lý theo pháp luật.

-> Đồng thời, ta cần tôn trọng đạo đức của bản thân và cảm xúc của những người khác. Từ đó ăn nói tốt đẹp, không phải là có thể nói ra bất cứ điều gì.

- Quyền tự do ngôn luận cũng đồng nghĩa với việc ta phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra. Nếu những gì ta nói ra gây hại đến người khác hoặc xúc phạm đến giá trị của xã hội, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả của hành động của mình.

- Liên hệ thực tế.

- Liên hệ bản thân.

Kết bài: Khép lại, việc cho rằng ta có quyền tự do nói bất cứ điều gì trên mạng xã hội là một quan điểm sai lầm và nguy hiểm. Chúng ta cần phải có trách nhiệm với những gì mình đăng tải trên mạng xã hội và hiểu rõ rằng quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là ta có thể nói bất cứ điều gì mà không phải chịu trách nhiệm.

©ⓢ丶κεη春╰‿╯
Xem chi tiết
Shiine Kokomi
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 9 2016 lúc 22:11

1)ca dao, dân ca, xuất phát từ xa xưa khi chưa có chử viết và được truyền miệng rộng rãi, điều đó cm rằng ca dao dân ca xuất phát từ tâm tư tình cảm mà người nói muốn biểu lộ, vì thế trong ca dao đọc lên thương cảm nhận được những vẻ đẹp rất thanh thoát và giản dị, đó có thể coi là đời sống tinh thần của nhân dân, ca dao, dân ca VN còn mang đậm các nét VN trong đó[như hình ảnh cây đa giếng nước, con thuyền] các hình ảnh gắng liền với quê hương đất nước, gần gũi với mỗi ng` từ đó ~>ca dao là tiếng nói của tình êu quê hương [bạn nên lấy thêm các bài ca dao làm ví dụ],vì ca dao là tiếng nói của nhân dân nên ca dao còn để gửi gắm tình cảm, yêu thương của các chàng trai cô gái[lấy ví dụ và phân tích vẻ đẹp cũng như ý nghĩa từ các câu ca dao đó] ...tuỳ theo giọng văn, và kiến thức về văn học dân gian mà bạn có thể soáy sâu vào vấn đề ''nhân ái cất lên từ con tim'' của ca dao, dân ca. 

2)Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam.

  
Shiine Kokomi
9 tháng 9 2016 lúc 19:51

giúp mình nhé mai mình phải nộp rồi

 

Trinh Ngô
Xem chi tiết