Những câu hỏi liên quan
Linh Trần Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
8 tháng 4 2022 lúc 20:25

Tham khảo:

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:

 - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    - Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Tạ Đức Hưng
Xem chi tiết
Minh Hồng
8 tháng 4 2022 lúc 16:43

Refer

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kimcherry
8 tháng 4 2022 lúc 16:45

Tham khảo

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơnđánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kodo sinichi
8 tháng 4 2022 lúc 17:31

Refer

- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Lưu Diệp Phi
Xem chi tiết
the loser
23 tháng 2 2019 lúc 19:41

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc.

%$H*&
23 tháng 2 2019 lúc 19:43

1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"

3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...

Huỳnh Quang Sang
23 tháng 2 2019 lúc 19:46

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
 
 đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!

Nguồn : Sách giải.com

lê hải quân
Xem chi tiết
sky12
5 tháng 3 2022 lúc 14:54

Hãy nêu những cống to lớn của Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771-1789?

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh,bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc

- Thống nhất đất nước,nối liền ranh giới bị chia cắt thời vua Lê-chúa Trịnh và chúa Nguyễn

- Đặt tiền đề cho một thời kì Tây Sơn thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc

Những cống hiến đó có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta?

- Bảo vệ nền độc lập dân tộc,thống nhất đất nước

- Thiết lập một vương triều hùng mạnh,thịnh trị dưới thời vua Quang Trung

- Đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc.Kinh tế dần hồi phục và phát triển 

Vũ Trọng Hiếu
5 tháng 3 2022 lúc 15:02

tham khảo : 

Hãy nêu những cống to lớn của Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771-1789?
=> - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

duy ngo
18 tháng 3 2022 lúc 20:29

lật đổ chính quyền phong kiến nhà lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nc thống nhất quốc gia đánh tan quân sim bảo vệ tổ quốc

 

ha xuan duong
Xem chi tiết
Người Già
7 tháng 10 2023 lúc 4:54

Là một con người nghĩa khí quét sạch nghìn cơn mây mù làm sạch tầng không; tráng tâm dời chuyển được vạn vạn núi đèo; một người luôn lo biên phòng cẩn mật và kế cửu an cho xã tắc.

Trần Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
23 tháng 5 2017 lúc 13:07

Em được sinh ra và lớn lên trong những năm tháng bình yên và tươi đẹp của đất nước. Vì thế, em không biết đến sự tàn khốc của chiến tranh nhưng thông qua những thước phim tài liệu tên truyền hình, những lời của ông bà, thầy cô giáo kể. Em cảm nhận được tinh thần chiến đấu, sự kiên cường, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã đem lại sự bình yên cho ngày hôm nay. Thông qua những bài học lịch sử lớp 7 em đã cảm nhận được thấy rằng con người Việt Nam thật thông minh, tài tình trong chiến lược, và trên cả đó chính là tấm lòng yêu nước như biển cả của dân tộc ta. Sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Phong kiến, buổi đầu đọc lập của các triều Ngô- Đinh- Tiền Lê, những con người anh hùng với những trận đánh oanh liệt: Mông Nguyên, Tống, Minh, Thanh, Xiêm... Các vị anh hùng: Ngô Quyền (Nam Hán), Đinh Bộ Lĩnh ( dẹp loạn 12 sứ quân), Lê Hoàn (Tống lần thứ nhất), Lý Thường Kiệt ( Tống lần 2).... có thể thấy rằng lịch sử lớp 7 đã đem đến cho chúng ta góc nhìn mới hơn về lịch sử , hiểu biết them về truyền thoogns dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Lê Quỳnh Trang
22 tháng 5 2017 lúc 20:41

Em cảm thấy nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, nhờ có đường lối sáng tạo đúng đắn của rất nhiều vị anh hùng dân tộc. Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và giành được sự độc lập cho dân tộc.Từ một đất nước nhỏ bé, vốn lạc hậu mà có thể chiến thắng được những đế chế quân chủ phương Bắc góp phần tạo điều kiện để thống nhất đất nước.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:59

Vấn đề: Ý nghĩa của việc trân trọng các giá trị lịch sử

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy.

=> Giá trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy,...

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự “xói mòn” về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

=> Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

thu nguyen
Xem chi tiết
Big Bang Bo
27 tháng 11 2016 lúc 9:16

-Những thông tin dưới đây gợi cho em liên hệ đến triều đại phong kiến thời Lý trong lịch sủ dân tộc .(sách ven trang129)

-Tình hình kinh tế ,văn hóa của các triều đại

Lý :kinh tế rất phát triển , văn hóa đặc sắcTrần : kinh tế rât phát triển như thủ công nghiệp ,văn hóa vẫn giữ những tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân ...Hồ :kinh tế phát triển tiền giấy , định lại mức thuế , văn hóa dịch chữ Hán sang chữ Nôm
Lương Quang Trung
30 tháng 11 2018 lúc 19:25

Khái quát lịch sử thế giới trung đại

doan the anh
Xem chi tiết