Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 9 2018 lúc 4:49

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:11

a.

- Lỗi sai: Câu chủ đề nói về tình yêu nam nữ, nhưng các câu văn triển khai lại nói đến cả tình yêu quê hương, đất nước.

- Sửa: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước là những bài nhiều hơn tất cả.

 

b.

- Lỗi sai: Câu văn thứ hai chưa triển khai rõ nội dung của câu chủ đề.

- Sửa: Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: Câu văn số 3 không liên quan đến chủ đề của đoạn văn.

- Sửa: … Họ chăm chỉ, cần cù, yêu quê hương, yêu cuộc sống, giữ gìn nhân phẩm và đấu tranh với các ác không biết mệt mỏi. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 20:57

Phương pháp giải:

- Đọc lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ Văn.

- Áp dụng lí thuyết làm bài tập.

Lời giải chi tiết:

a.

- Lỗi sai: lạc chủ đề.

+ Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước.

- Cách chỉnh sửa: bổ sung ý vào câu chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

b.

- Lỗi sai: lỗi thiếu hụt chủ đề.

+ Câu văn thứ hai chưa thể hiện rõ và đầy đủ chủ đề được nhắc đến trong câu văn 1.

- Cách chỉnh sửa: triển khai đầy đủ các ý sau câu văn thứ hai để làm rõ chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: lỗi lạc chủ đề.

+ Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga (không thuộc hình tượng người nông dân).

- Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề.

- Đoạn văn được sửa lại thành:

Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Chí Phèo, khi gặp hoạn nạn thì tha hóa nhân cách và đạo đức, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm.

Bình luận (0)
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 11:14

 a) - Lỗi: "Những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát nhiều hơn tất cả". Câu này đi ngược hoàn toàn với nội dung của các câu sau là nói về tình yêu quê hương

 -Sửa: " Những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát ít hơn tất cả" hoặc "Những bài hát về tình yêu quê hương là những bài nhiều hơn tất cả''

 b) - Lỗi: " ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn". Câu này dùng từ ''giản đơn'' không phù hợp với những chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm.

  - Sửa: '' ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất đặc biệt"

 c) -Lỗi: ''Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện...bọn quan lại.''

    - Sửa: Bỏ nguyên câu này.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 3 2019 lúc 3:54

Đáp án A

Bình luận (0)
Phan Huy Bằng
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
5 tháng 1 2022 lúc 13:23

Chọn C

Bình luận (0)
Tuấn Hào
5 tháng 1 2022 lúc 13:24

Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

   A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

   B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

   C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

   D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
s̲̅u̲̅e̲̅_c̲̅h̲̅a̲̅n̲̅
5 tháng 1 2022 lúc 13:24

C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 11 2019 lúc 6:28

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..

b. Thân bài (9.0đ)

HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:

- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.

   + Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

   + Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)

   + Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)

   + Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)

   + Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).

- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:

   + Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.

   +Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)

   + Nỗi nhớ khi xa quê.

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.

Bình luận (0)
tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Bình luận (0)
longkaka
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 16:49

Giống : + xuất phát từ tình cảm của người lao động tay chân

+ Đều mang những tình cảm lời nói gắn gửi đến mọi người xung quanh

+ Mang ý nghĩa

Khác: Châm Biếm + phê phán,chê bôi.

Tình yêu đất nước con người, ca dao than thân: tình cảm chân thật, lấy con vật,.....để chỉ tính cách số phận con người.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 10 2016 lúc 17:32

Giống nhau:+Đều nói đến thân phận của người lao động trong xã hội phong kiến

+Đều nói lên một ý nghĩa riêng và gửi lời thông điệp đến mọi người xung quanh

Khác:+Châm biếm:Những câu hát châm biếm thường thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội

+Than thân:Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

Bình luận (0)
12345
Xem chi tiết