Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lại Đan Ngọc
Xem chi tiết
Long Sơn
23 tháng 3 2022 lúc 21:48

Vì: 

- Ở Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

- Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,... đều có các nhà máy chế biến thủy sản của các công ty tư nhân.

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản biển.

kodo sinichi
24 tháng 3 2022 lúc 5:35

tham khảo 

Phân tích ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta:

Các ngành kinh tế và điều kiện:

– Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: có nguồn thủy hải sản phong phú, biển rộng, ấm.

– Du lịch biển đảo: có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp…

– Khai thác và chế biến khoáng sản biến: có nhiều tài nguyên biển như muối, nhiều bãi cát chứa oxit titan, cát trắng, thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên…

– Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng vịnh sâu để xây dựng hải cảng…

* Cần phải đẩy mạnh khai thác xa bờ vì: 

– Lượng thuỷ hải sản ở ven biển là có hạn, khai thác quá mức sẽ gây cạn kiệt.

*Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động như thế nào đến ngành khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản:

+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng

+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

Vũ Quang Huy
24 tháng 3 2022 lúc 9:11

tham khảo

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên

Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km

- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.

ADVERTISING

- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ)

- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ)

Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ)

 

- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)

Điều kiện kinh tế xã hội

Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,25đ)

Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)

Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)

- Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản (0,25đ)

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng thiên tai.

- Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.

- Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn.

- Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu

- Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm

Cần chuyển hướng đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng vì:

+ Hải sản ven bờ bị cạn kiệt

+ Môi trường ven bờ bị ô nhiễm

+ Đánh bắt xa bờ để góp phần tăng sản lượngvừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển- đảo đất nước.

Cute Thương
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 16:55

Tiềm năng hiện trạng khai thác và chế biến hải sản của Việt Nam là rất lớn do quốc gia này có một bờ biển dài và nhiều khu vực biển vùng ven có nhiều loài hải sản phong phú. 

- Bờ biển dài: Việt Nam có khoảng 3,260 km bờ biển, bao gồm biển Đông và biển Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và chế biến hải sản.

- Đa dạng loài hải sản: Biển Việt Nam có nhiều loài hải sản đa dạng như cá, mực, tôm, cua, sò điệp, và nhiều loài khác. Sự đa dạng này tạo ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hải sản.

- Nguồn lao động: Ngành hải sản tạo việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng ven biển và đảo xa. Phát triển ngành này có thể cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư ở các khu vực này.

- Xuất khẩu hải sản: Hải sản là một trong những nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách quốc gia. Việc phát triển khai thác hải sản có thể tạo thêm nguồn thuế và ngoại tệ cho quốc gia.

Tại sao ưu tiên phải phát triển khai thác hải sản xa bờ:

- Bảo vệ nguồn tài nguyên: Khai thác hải sản xa bờ có thể giúp bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản ở vùng bờ biển và tránh việc khai thác quá mức và phá hủy môi trường biển ven bờ.

- Giảm áp lực trên nguồn tài nguyên gần bờ: Khai thác hải sản xa bờ giúp giảm áp lực khai thác tại các khu vực gần bờ, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và đảm bảo nguồn cung cấp hải sản cho cả dân cư địa phương và thị trường xuất khẩu.

- Giám sát và quản lý tốt hơn: Việc khai thác hải sản xa bờ thường dễ dàng hơn trong việc giám sát và quản lý so với khai thác gần bờ. Điều này giúp đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên hải sản.

- Xuất khẩu và phát triển kinh tế: Khai thác hải sản xa bờ có thể tạo ra các cơ hội mới cho xuất khẩu và đầu tư trong ngành công nghiệp hải sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

lưu my
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
16 tháng 3 2022 lúc 19:18

Tham khảo

B tự nghĩ

a,

Du lịch biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và hướng phát triển

Cập nhật: Thứ năm, 17/11/2016 09:13:21Lượt xem: 83.844Du lịch biển đảo ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam.

Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

 

* Giàu tiềm năng

 

Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…

 

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

 

Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.

 

Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…

 

Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử-văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững.

 

Nguyễn Hồng Linh chi
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 12 2020 lúc 19:44

II. Điều kiện tự nhiên của Hoa Kì

1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên

a. Miền Tây

- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng Bắc - Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.

- Khí hậu:

   + Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

   + Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.

b. Miền Đông

Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

- Dãy Apalat:

   + Địa hình: cao TB 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang.

   + Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

   + Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng…

- ĐB ven Đại Tây Dương:

   + Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.

   + Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.

   + Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu…

c. Vùng Trung tâm

- Địa hình: phía bắc và phía tây có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng; phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.

- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).

- Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. A-la-xca và Ha-oai

a. A-la-xca

- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Tài nguyên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.

b. Ha - oai: 

Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.

 

 Nông nghiệp

- Đứng hàng đầu thế giới

- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% GDP năm 2004.

- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh đã chuyển thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.

- Hình thức: chủ yếu là trang trại. Nhìn chung số lượng trang trại giảm nhưng diện tích trung bình lại tăng.

- Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.

- Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

Nguyễn Hưng
12 tháng 12 2020 lúc 20:26

Thuận lợi:

* Vị trí địa lí:

-  Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế  với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.

 - Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ LaTinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có.

-  Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Địa hình:

 + Vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu ôn đới và cận nhiệt thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả….

+ Địa hình gò đồi, các đồng cỏ ở vùng trung tâm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc.

- Khí hậu: Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, ăn quả.

- Khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản với các mỏ kim loại màu ở phía Tây (như vàng, đồng, chì),  than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, dầu mỏ, khí tư nhiên ở phía nam… thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

-  Sông ngòi: vùng núi phía Tây là thượng nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn thủy năng dồi dào giúp phát triển thủy điện.

-  Rừng: Diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía còn lớn, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.

-  Biển: Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm –hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 11 2019 lúc 10:26

Hướng dẫn giải:

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2017 lúc 12:48

a) Khái quát

Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng (giáp Lào, Cam-pu-chia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ), gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54.475 k m 2 , dân số 4,4 triệu người (năm 2002)

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

*Thuận lợi

-Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao, đất badan, thích hợp cho việc phát triển rừng

-Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54,8% năm 2003), có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến)

-Tiềm năng thuỷ điện lớn (chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ)

-Tiềm nàng thuỷ điện chủ yếu lập trung trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai

*Khó khăn

-Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giám sút do cháy rừng

-Đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm hạ thâp về mùa khô

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

*Thuận lợi

Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng

*Khó khăn

-Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghề thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp

-Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 2 2017 lúc 8:36

Đáp án B

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 6 2017 lúc 8:08

Đáp án C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 3 2018 lúc 7:43

Gợi ý làm bài

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước, ngoài nước).

- Lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, chính sách phát triển,...