Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Bảo Huân
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
19 tháng 2 2017 lúc 17:43

1/Em hãy kể tên những phương pháp được sử dụng để chế biến thực phẩm.

-> Có hai phương pháp: + Phương pháp sử dụng nhiệt + Phương pháp không sử dụng nhiệt 2. Tại sao phải chế biến thực phẩm -> Vì chế biến thức ăn nhằm nấu chín những món ăn, giúp con người khỏi bị đau bụng những món ăn, chế biến thức ăn làm cho con người ăn được ngon, ăn được nhiều, cho có hương vị tạo thêm sự hấp dẫn của món ăn. 3/

3/Việc chế biến thực phẩm có ảnh hưởng gì đến chất lượng món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm?

-> Việc chế biến thực phẩm không có ảnh hưởng gì đến chất lượng món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chế biến thức ăn thì còn giảm chất độc hại

Chúc bạn học tot

nguyễn thị thúy
25 tháng 2 2017 lúc 13:08

3.

Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập, làm việc và lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Cần phải nhấn mạnh rằng, không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,..., nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các độc tố có hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh (như ung thư) hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng cụ thể tới sức khỏe phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh khác nhau. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có những ảnh hưởng cụ thể đến những vấn đề sau của sức khỏe con người:

- Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực, chiều cao

- Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi

- Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: quá trình chuyển hóa

- Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô hấp, sinh dục

- Nguy cơ gây nên bệnh tật: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm, huyết áp, ung thư (thực quản, tiền liệt tuyến, dạ dày, đại tràng, vú, trực tràng, khoang miệng, gan,...), sỏi mật, đái đường, sơ gan, răng miệng, loãng xương, phù thũng, lở loét da, khô mắt, còi xương,... (riêng bệnh huyết áp và ung thư chiếm 35% có liên quan đến ăn uống).

nguyễn thị thúy
25 tháng 2 2017 lúc 13:09

3.

1. Làm chín thực phẩm trong nước: - Luộc: làm chín thực phẩm trong môi trường nước. - Nấu: làm chín thực phẩm trong môi trường nước trong đó có sự phối hợp các gia vị thực vật lẫn động vật. - Kho: làm chín thực phẩm trong môi trường nước với lượng nước ít kèm thêm vị mặn đậm đà. 2. Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: - Hấp: làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. 3. Làm chín thực phẩm bằng lượng nhiệt từ lửa: - Nướng: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp từ lửa. 4. Làm chín thực phẩm trong chất béo: - Chiên: làm chín thực phẩm trong chất béo khá nhiều, vừa lửa, trong thời gian đủ để chín thực phẩm. - Ráng: làm chín thực phẩm với một lượng ít chất béo, đảo đều trong chảo, vừa lửa để thực phẩm chín từ ngoài vào trong. - Xào: làm chín thực phẩm bằng cách đảo thức ăn trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải.
Nguyễn Trần Minh Châu
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 5 2021 lúc 10:03

Tham khảo nha em:

1.

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.

2.

Sơ chế thực phẩm

- Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến

- Gồm các bước :

+ Rửa sạch thực phẩm

+ Sơ chế vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm

Vanlacongchua
17 tháng 5 2021 lúc 10:06

Câu 1:

Bởi vì thực phẩm nếu không ăn liền và không bảo quản thì sau một thời gian sẽ bị hư hỏng nên cần phải bảo quản thực phẩm để

+Kéo dài thời hạn sử dụng thức ăn 

+Ngăn các vi khuẩn , côn trùng (ruồi,nhặng,..) quá trình oxi hóa từ môi trường làm thực phẩm bị hư và giữ thức ăn luôn được tươi ngon.

Câu 2: Đầu tiên phải phân loại thực phẩm thành các dạng rau củ quả, tươi sống,hay thực phẩm đông lạnh,khô ..sau đó:

 +Đối với các loại rau, củ, quả: Gọt vỏ, cắt gốc, rửa sạch, ngâm với nước muối hoặc sử dụng máy sử lý chuyên dụng để vệ sinh, khử trùng.

+ Đối với các loại thực phẩm tươi sống: Làm sạch, rửa sạch, rồi chế biến hoặc bảo quản trong các loại tu chuyên dụng ở nhiệt độ thích hợp/.

+ Đối với các loại gia vị, thực phẩm khô, đông lạnh, đóng hộp: Phân loại và bảo quản theo từng vị trí cụ thể.

Nguyễn Thị Kim Thư
Xem chi tiết
Chanh Xanh
23 tháng 11 2021 lúc 8:01

Tham khảo

Công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay : ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

Đào Tùng Dương
23 tháng 11 2021 lúc 8:01

Tham khảo :

 

a)  Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

 

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 10 2019 lúc 14:56

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phm (chiếm hơn 51,5% sản lượng lúa so với cả nước (năm 2002); hơn 50% sản lượng thuỷ sản cả nước; nuôi nhiều lợn, gia cầm,... ; là vùng trồng cây ăn quả ln nhất nước ta,...) nên có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, tạo điều kiện cho ngành này phát triển và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng.

Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 15:02

Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vì:

- Nguồn nguyên liệu dồi dào: Nhiều nước có năng suất nông nghiệp cao và có khả năng sản xuất lương thực và thực phẩm lớn. Điều này bao gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Argentina, Brazil, Úc, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Các nguồn nguyên liệu dồi dào giúp sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả.

- Xuất khẩu và thị trường quốc tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm thường liên quan mật thiết đến xuất khẩu và thương mại quốc tế. Nhiều nước có xuất khẩu lương thực và thực phẩm lớn và cần có công nghiệp chế biến mạnh mẽ để xử lý sản phẩm trước khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Điều này bao gồm các nước như Trung Quốc, EU, Mỹ, Brazil và nhiều nơi khác.

- Điều kiện tự nhiên đa dạng: Một số nước có điều kiện tự nhiên đa dạng, cho phép họ sản xuất nhiều loại cây trồng và thực phẩm khác nhau quanh năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Ví dụ, EU có đa dạng điều kiện tự nhiên trong các nước thành viên khác nhau, cho phép họ sản xuất nhiều loại thực phẩm.

- Cơ sở hạ tầng phát triển: Những quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển có khả năng chế biến thực phẩm một cách hiệu quả hơn. Các tiện ích như nhà máy chế biến thực phẩm, cảng biển và hệ thống giao thông phát triển giúp nâng cao khả năng sản xuất và xuất khẩu.

- Nhu cầu thị trường trong nước: Không chỉ xuất khẩu, nhu cầu trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Các quốc gia có dân số lớn thường có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lớn và do đó cần có công nghiệp chế biến phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước.

-> Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do sự kết hợp của nguồn nguyên liệu dồi dào, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên đa dạng.

Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
8 tháng 7 2016 lúc 23:14

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

a) Ngành có thế mạnh lâu dài

*  Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:

+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha (năm 2005), sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.

+ Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm): Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần 50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗcho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...

+ Rau (trên 500 nghìn ha), đậu các loại (trên 200 nghìn ha), cây ăn quả, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.

-  Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:

+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn (hơn 27 triệu con, năm 2005); gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5 triệu con,...

+ Chăn nuôi lấy trứng, sữa (gia cầm, bò).

+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

-  Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.

+ Đường bờ biển dài (3.260km) với nhiều bãi cá, bãi tôm.

+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 1.478,0 nghìn tấn (năm 2005).

+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.

*  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.

- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

*  Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh

-  Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản xuất nhất định.

-  Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở các vùng nguyên liệu.

b) Mang lại hiệu quả kinh tế cao

-  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

-  Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:

+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.

+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn đường/năm; 12 vạn tấn chè (búp khô); 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...

+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

-Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.

c) Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp.

-Đối với các ngành khác (dịch vụ,...).



 

Trinh Huỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 11 2019 lúc 16:07

Trả lời: Trong công nghiệp, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là do vùng có nguồn nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và nghề cá (lúa gạo, dừa, mía, cây ăn quả, thủy sản….). Đây là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của nước ta (gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả…).

Đáp án: C

TITANIC Số 2
Xem chi tiết
TITANIC Số 2
30 tháng 12 2018 lúc 19:49

nhanh nhé

Ai Sắc Niu Tân
30 tháng 12 2018 lúc 19:51

Các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển vì ở các vùng này có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc.

  Học tốt nhé ~!!!!!!

TITANIC Số 2
30 tháng 12 2018 lúc 19:52

thank nhìu kết bạn nhé