Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 1 2017 lúc 13:42

- Vua quan chỉ lo ăn chơi xa sỉ không quan tâm đến triều đình và nhân dân.

- Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân.

- Nhân dân khổ cực đã đứng dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 11 2019 lúc 17:50

Chọn A

Lê T. Ngaa
Xem chi tiết
Trần Mạnh
22 tháng 2 2021 lúc 22:05

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:

- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

 

Trần Mạnh
22 tháng 2 2021 lúc 22:05

- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

Trần Mạnh
22 tháng 2 2021 lúc 22:06

Năm 1744, sau một thời kì phát triển ổn định của xã hội Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.

=>Với những việc làm như vậy, ta thấy việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát có công trong việc mở mang vùng đất Đàng Trong, mở rộng lãnh thổ quốc gia. Các chúa Nguyễn nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình. Việc chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập chính quyền riêng ở Đàng Trong tạo ra nguy cơ chia cắt đất nước lâu dài.

Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Sunn
28 tháng 2 2022 lúc 16:05

A

Kudo Shinichi AKIRA^_^
28 tháng 2 2022 lúc 16:05

A

phung tuan anh phung tua...
28 tháng 2 2022 lúc 16:06

A,B,C đều đúng

Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
phung tuan anh phung tua...
28 tháng 2 2022 lúc 16:02
uyyyhsj
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
14 tháng 3 2022 lúc 22:36

B

Cihce
14 tháng 3 2022 lúc 22:37

C

Thái Hưng Mai Thanh
14 tháng 3 2022 lúc 22:37

B

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
20 tháng 9 2023 lúc 8:06

a. Triều Lê Sơ thành lập

- Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long

b. Tình hình Kinh tế - xã hội

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Nhà Lê Sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ như:

+ Chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng, xã.

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi

+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt

+ Một số chức quan lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, Đồn điền sứ…

=> Nông nghiệp được phục hồi, đời sống nhân dân ổn định

- Thủ công nghiệp:

+ Các làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp

+ Triều đình còn lập ra Cục bách tác - chuyên việc đúc tiền, đúc vũ khí…

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với nước ngoài tấp nập

* Xã hội:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi

- Nông dân chiếm đại đa số dân cư

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn

- Tầng lớp nô tì giảm dần

c. Tình hình văn hóa - giáo dục

* Văn hóa:

- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế

- Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán với các tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Lê Thánh Tông)…

+ Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

- Sử học có Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

- Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

- Nhã nhạc cung đình ra đời

- Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển

- Kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc như: Điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…

- Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian.

* Giáo dục

- Đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho

- Vua Lê Thái Tông cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành

- Các đạo, phủ đều có trường học

- Các khoa thi được mở thường xuyên

- Những người đỗ đạt được khắc tên vào bia ở Văn Miếu để “làm gương sáng cho muôn đời”

Mizuki Kangdaki
Xem chi tiết
Sarahlee
Xem chi tiết