Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là
A. Vua Lê, chúa Trịnh
B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong)
D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn
Điền cụm từ thích hợp vào vị trí (a) và (b) trong đoạn tư liệu sau
“Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ ….(a)… - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật. Thời Lê, một bộ luật đầy đủ được ban hành với tên gọi ….(b)… (còn gọi là Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.”
A. (a) Hình thư; (b) Quốc triều hình luật.
B. (a) Quốc triều hình luật; (b) Hình thư.
C. (a) Hình thư, (b) Luật Gia Long.
D. (a) Luật Gia Long, (b) Quốc triều hình luật.
Tôn giáo nào trước đây ở Việt Nam bị nhà nước Lê sơ hạn chế, thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI - XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?
A. Phật giáo, Đạo giáo
B. Thiên Chúa giáo
C. Ấn Độ giáo, Hồi giáo
D. Phật giáo, Thiên Chúa giáo
Thế kỉ X - XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã tạo điều kiện cho sự hoà thuận giữa nhà nước và nhân dân nhờ
A. chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp
B. đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
C. mở rộng kinh tế đối ngoại
D. bãi bỏ các thứ thuế vô lí
vào trong các thế kỉ xvi - xvii dòng văn học mất dần vị thế vốn có của nó trong thời lê sơ
Đến thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan chịu sự thống trị của Vương triều
A. Vương triều Bồ Đào Nha
B. Vương triều Tây Ban Nha
C. Vương triều Áo
D. Vương triều Bỉ
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, điểm tương đồng của vương quốc Lào và các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Chính trị- xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Từ thế kỉ XVI - XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học đã mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ. Đó là văn học
A. chữ Nôm
B. chữ Hán
C. chữ Quốc ngữ
D. dân gian
Nguyên nhân khách quan dẫn đến ngoại thương ở nước ta (thế kỉ XVI-XVIII) phát triển mạnh là
A. sản phẩm thủ công ngày càng phong phú, chất lượng.
B. nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho giao thương.
C. chính sách mở cửa của chính quyền hai đàng.
D. sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới.