Câu 2: Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người.
Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.
- Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ).
- Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.
Trong các bệnh và tật di truyền sau: bệnh Đao, bệnh bạch tạng, bệnh Tơcnơ, tật khe hở môi-hàm, bàn tay nhiều ngón, xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón, bệnh câm điếc bẩm sinh. Bệnh và tật di truyền nào do đột biến gen gây nên?
Cho các bệnh tật di truyền sau:
(1) Bệnh máu khó đông. (2) Bệnh bạch tạng. (3) Bệnh ung thư máu.
(4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Claiphentơ. (6) Bệnh câm điếc bẩm sinh.
Bằng phương pháp tế bào học có thể phát hiện các bệnh tật
A. (3), (4), (5).
B. (1), (4), (5).
C. (2), (4), (5).
D. (4), (5), (6).
Đáp án A
-Phương pháp tế bào học dùng để xác định các bệnh tật do đột biến số lượng, đột biến cấu trúc NST gây ra bằng cách quan sát bộ NST trên tiêu bản.
-Trong các bệnh trên có bệnh ung thư máu do mất đoạn NST 21, bệnh Đao do 3 nhiễm ở cặp NST số 21, Hội chứng Claiphento do 3 nhiễm XXY (các bệnh số 3,4,5). Các bệnh còn lại do đột biến gen
Những bệnh di truyền sau đây ở người thuộc dạng đột biến nào? 1. Bệnh đao 2. Bệnh bạch tạng 3. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Bệnh Đao: đột biến thể dị bội 2n + 1 cặp NST số 21 có 3 chiếc
- Bệnh bạch tạng là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn nằm trên 1 NST thường
- Bệnh bạch tạng là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, người bị bệnh có da và tóc màu trắng, mắt hồng
- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn nằm trên 1 NST thường khác nguyên nhân gây bệnh là do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học.
- Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội
1.Gen lặn
2 Bệnh bạch tạng là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, người bị bệnh có da và tóc màu trắng, mắt hồng
3 Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn nằm trên 1 NST thường khác nguyên nhân gây bệnh là do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học.
Ở người, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh đều là các bệnh di truyền do đột biến gen lặn năm trên nhiễm sắc thể thường, không liên kết với nhau (di truyền độc lập). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả hai bệnh trên. Nếu cặp vợ chồng trên muốn sinh đứa thứ hai thì theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ hai mắc một trong hai bệnh trên là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng trên. A. 56,25% B. 37,5% C. 18,75% D. 6.25%
Cho các bệnh di truyền sau: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
a. Hãy cho biết nguyên nhân phát sinh mỗi loại bệnh di truyền trênb. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao?
b. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao?
a) - Bệnh Đao
+ Trong phát sinh giao tử : Cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ không phân li tạo 2 loại giao tử, một loại chưá cả 2 chiếc của cặp (n+1), một loại không chứa chiếc nào của cặp (n-1)
+ Trong thụ tinh, giao tử (n+1) kết hợp n tạo thể 3 nhiễm 2n + 1 chứa 3 NST 21 gây bênh Đao
- Bệnh Tơcno
+ Trong phát sinh giao tử : Cặp NSTGT của bố hoặc mẹ không phân li tạo loại giao tử không chứa NSTGT nào (n-1)
+ Trong thụ tinh, giao tử (n-1) kết hợp n(X) tạo thể 1 nhiễm 2n - 1 (OX) gây bệnh Tocnơ
- bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh (do gen lặn trên NST thường quy định)
+ Đột biến gen trội thành gen lặn
+ Bố mẹ mang kiểu gen dị hợp về bệnh trên, con nhận giao tử mang alen lặn của cả bố và mẹ
Biện luận :
Vì bố mẹ đều bình thường nhưng lại sinh con bị bệnh => tính trạng bị bệnh là tính trạng lặn .
Quy ước gen :
Bị bệnh :a
Bình thường :A
Tìm KG :
Người con bị bệnh có KG là aa =>cả hai bên bố và mẹ đều cho một giao tử a
=> bố mẹ có kiểu gen dị hợp =>P:Aa xAa
b) Ta lại có
P :Aa xAa ----->F1 : 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh
Vậy xác suất bị bệnh là : 1/4=25/100
b) Bệnh di truyền không phải là bệnh luôn được di truyêfn cho thế hệ sau. Vì bệnh di truyền là bệnh do gen quy định, cơ thể mang gen quy định bệnh phải có đủ các điều kiện mới biểu hiện ra được kiểu hình (vd bệnh do alen lặn qui định phải ở trạng thái đồng hợp lặn thì mới bị bệnh)
Cho một số bệnh, tật di truyền ở người
1. Bạch tạng.
2. Ung thư máu.
3. Mù màu.
4. Dính ngón tay 2- 3.
5. Máu khó đông.
6. Túm lông trên tai.
7. Bệnh Đao.
Những bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính là
A. 3, 4, 5, 6.
B. 1, 3, 4, 5.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 2, 3, 5, 7.
Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu nằm trên NST giới tính X
Bệnh dính ngón tay, bệnh túm lông trên tay nằm trên NST Y
Đáp án A
Cho một số bệnh, tật di truyền ở người
1: Bạch tạng.
2: Ung thư máu.
3: Mù màu.
4: Dính ngón tay 2-3.
5: Máu khó đông.
6: Túm lông trên tai.
7. Bệnh Đao.
8: phênilkêtôniệu
9. Bệnh Claiphentơ
Số bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án : B
Các bệnh, tật di truyền liên kết với giới tính tính 3, 4, 5, 6
- Mù màu , máu khó đông là bện nằm trên NST X
- Túm lông trên tay và dính ngón tay số 2 -3 là gen nằm trên NST Y
Trong sổ các bệnh tật sau đây ở người, những trường hợp nào là bệnh di truyền phân tử?
(1) Bệnh niệu phenin kêtô
(2) Bệnh bạch tạng
(3) Bệnh ung thư máu
(4) Trẻ khóc tiếng mèo kêu
(5) Hội chứng Đao
(6) Tật dính ngón trỏ và ngón giữa
A. 2-3-4
B. 1-5-6
C. 1-2-6
D. 2-4-6
Đáp án C
Các bệnh di truyền phân tử là 1,2,6
3,4- đột biến cấu trúc NST
5- đột biến số lượng NST