Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học.
Nước vôi trong khi để lâu ngày trong không khí thì sẽ có hiện tượng xuất hiện 1 lớp váng mỏng ở trên bề mặt. Hãy giải thích tại sao. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
Nước vôi trong có CTHH là \(Ca(OH)_2\)
Do trong không khí có khí CO2 td với \(Ca(OH)_2\) tạo CaCO3 nên xuất hiện váng
\(Ca(OH)_2 + CO_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\)
nước vôi trong để lâu trong không khí sẽ có váng mỏng bởi cao trong nước vôi sẽ phản ứng với co2 trong không khí tạo thành muối ( CaCO3)
PTHH:
CaO + Co2 -----> CaCO3
đây nha
Canxi oxit tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị giảm chất lượng. Hãy giải thích hiện tượng này và minh hoạ bằng phương trình hoá học.
CaO là oxit bazơ tác dụng với oxit axit CO 2 trong không khí, tạo ra CaCO 3 (đá vôi).
Phương trình hóa học
CaO + CO 2 → CaCO 3
1) Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho canxi oxit vào nước sau đó nhỏ vài giọt phenolphtalein.
2) Hãy giải thích các hiện tượng thực tế:
- Người ta thường rắc bột vôi để khử đất chua
- Vôi sống để lâu ngày ngoài không khí sẽ kém chất lượng ( đóng rắn )
3) Hãy trình bày những ứng dụng thực tế của canxi oxit.
1. + Hiện tượng: Vôi sống tan dần dần cho đến kết tạo thành dung dịch trong suốt . Khi nhỏ vài giọt phenolphtalein vào thì dung dịch hóa đỏ
+ PTHH: CaO + H2O -------> Ca(OH)2
2. + Người ta thường rắc bột vôi để khử đất chua vì đất chua có tính axit , vôi có tính bazơ nên khi axit gặp bazơ sẽ tạo thành muối trung hòa.
+ Vôi sống để lâu ngày trong không khí sẽ kém chất lượng vì vối sông tiếp xúc với CO2 trong không khí tạo thành chất kết tủa không tan trong nước (đóng rắn)
PT: CaO + CO2 ------> CaCO3
3. Ứng dụng của Canxi oxit (CaO):
- Làm vật liệu trong xây dựng
- Khử chua đất trồng trọt
- Khử độc các chất thải trong công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật,...
Bài 16: a,Vì sao khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
b, Vì sao trên bề mặt hố vôi thường xuất hiện lớp màng mỏng màu trắng?
c, Vì sao các đồ vật làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí thường bị rỉ? làm cách nào để hạn chế sự gỉ của các đồ vật làm bằng sắt đó?
Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố
K = 39, Na =23, Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Al = 27, Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Ag =108,
C = 12, H =1, O = 16, S = 32, P = 31, F = 19, Cl = 35,5
a)
Khi đun nóng miếng đồng sẽ xảy ra phản ứng:
2Cu + O2 --to--> 2CuO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCu + mO2 = mCuO => mCuO > mCu
=> Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.
b) Vì Ca(OH)2 sẽ tác dụng với CO2 có trong không khí, tạo ra kết tủa trắng CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3\(\downarrow\)
c) Vì sắt tắc dụng với O2 trong không khí
3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
- Biện pháp:
+ Bôi dầu, mỡ chống gỉ sét lên đồ vật nhằm không cho kim loại tiếp xúc với không khí.
+ Tránh để đồ dùng nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong 3 chất rắn màu trắng sau: CaCO3, CaO, P2O5. Hãy nhận chất dựng trọng mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học. 6) Trong xây dựng. khi để lâu trong không khí thì trên bề mặt nước vôi trong (Ca(OH)2) sẽ tạo lớp váng trắng (CaCO3). a) Hãy giải thích tại sao? b) Viết phương trình hóa học xảy ra. c) Lớp vâng sấy khô và cân được 11 gam. Hỏi khối lượng Ca(OH)2 đã tham gia phản ứng là bao nhiêu
- Trích mẫu thử.
- Hòa tan từng mẫu thử vào nước có quỳ tím.
+ Không tan: CaCO3.
+ Tan, quỳ hóa xanh: CaO.
PT: \(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)
+ Tan, quỳ hóa đỏ: P2O5.
PT: \(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
- Dán nhãn.
6.
a, Xuất hiện váng trắng CaCO3 do Ca(OH)2 pư với CO2 trong không khí.
b, PT: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
c, \(n_{CaCO_3}=\dfrac{11}{100}=0,11\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{Ca\left(OH\right)_2}=n_{CaCO_3}=0,11\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Ca\left(OH\right)_2}=0,11.74=8,14\left(g\right)\)
Giải thích một số hiên tượng có trong thực tế.
a, Trên mặt nước thùng vôi mới tôi thấy có lớp váng cứng đóng trên bề mặt. Nếu phá vỡ lớp này thì lại có lớp mới.
Vì : không khí có CO2 , sẽ phản ứng với thùng nước vôi tạo thành kết tủa trắng hay lớp váng cứng trên bề mặt, sau khi phá hủy thì sẽ tiếp tục lại quá trình như trên tạo thành lớp mới.
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học:
A. Đốt cao su có mùi hắc rất khó chịu
B. Trên bề mặt các hồ tôi vôi để lâu ngày sẽ có lớp màng mỏng màu trắng.
C. Mở lọ nước hoa ta ngửi được mùi thơm.
D. Khi chiên trứng nếu đun quá lửa sẽ có mùi khét.
Đáp án C ( đây là hiện tượng vật lí - chất lỏng bị bay hơi, không sinh ra chất mới, chỉ chuyển từ thể lỏng sang khí)
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi B. Khi đốt nến,nến chảy lỏng thấm vào bấc.
C. Nến lỏng chuyển thành hơi . D.Trên bề mặt hố vôi tôi lâu ngày có lớp
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi B. Khi đốt nến,nến chảy lỏng thấm vào bấc.
C. Nến lỏng chuyển thành hơi . D.Trên bề mặt hố vôi tôi lâu ngày có lớp váng trắng đục.
Câu17. Bản chất của phản ứng hóa học là gì ?
A.Liên kết giữa các phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
B.Các chất tham gia tiếp xúc nhau
C.Có sự tham gia tạo thành chất mới D. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng
Câu 18: Dùng ống thủy tinh thổi hơi vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong.Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ?
A.Có sự thay đổi màu sắc của nước vôi trong B.Nước vôi trong chuyển sang màu xanh
C. Nước vôi trong bị vẩn đục D.Có bọt khí thoát ra ngoài
Câu 19. Phương trình hóa học của natri với oxi là :
A. 2Na + O2 2nao B. 4Na + 3O2 2Na2O3
C. 4Na + O2 2Na2O D. 4Na + 2O2 2Na2O3
Câu 20: Khí A nặng gấp 2 lần khí oxi. Khối lượng mol của khí A là:
A. 32g B.64g C. 60g D.46g
16: D
Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra kết tủa trắng CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
17: A
18: C
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
19: A
4Na + O2 --to--> 2Na2O
20: B
MA = 2.32 = 64(g/mol)