Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Leminhhieu
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
2 tháng 7 2021 lúc 16:32

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Sad boy
2 tháng 7 2021 lúc 16:44

THAM KHẢO

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Leminhhieu
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 6 2021 lúc 15:20

Tham khảo nha em:

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người. 

Câu nghi vấn: in đậm nghiêng

 

Hắc Hoàng Thiên Sữa
29 tháng 6 2021 lúc 18:12

Tham khảo!!!

ừ xưa đến nay ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu của mình trong kho tàng tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng những người xung quanh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, lời chào hỏi luôn thể hiện nhân cách của một con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Dù có đói nghèo nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là việc ăn uống. Một lời chào hỏi sẽ thể hiện sự kính trọng với những người xung quanh:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

 

Đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Dàn ý!!!

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

họ tên đầy đủ
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 4 2017 lúc 19:48

Gợi ý:

-Lời chào cao hơn mâm cỗ - Đây là một câu nói rất hay và rất văn hóa được lưu truyền từ đời này qua đời khác, không rõ có từ bao giờ và trở thành nề nếp, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn "vật chất". Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là "phương tiện" tình cảm mang hơi thở của xã hội.

-Những người quen biết nhau, khi gặp gỡ nhau, chào nhau, đó là nét văn hoá biểu trưng cho con người. Ở trình độ nhận thức thấp, con vật chưa có được. Và lời chào đã có từ bao giờ??? Ngay từ xưa, con người đã biết chào hỏi nhau, dần dần, nó trở thành thói quen, thành biểu hiện của sự lịch sự, nhả nhặn, và cả sự tôn trọng lẫn nhau. Đó là tính lịch sử, tính nhân văn, tính giá trị của văn hoá.Còn ngày nay, việc chào hỏi dường như không được chú trọng lắm nhất là ở thành thị, cùng chung cư mà gặp nhau cứ tỉnh bơ như không. Thanh thiếu niên, nhi đồng gặp người lớn rõ ràng là quen biết, đáng tuổi ông bà cha mẹ mình mà cứ "giương mắt ếch" không chào hỏi gì.

-Điều này trách lớp trẻ thì ít mà trách bố mẹ chúng thì nhiều. Thực tế cho thấy, cũng cùng chung cư, ngõ phố lại có nhiều em rất ngoan, lễ phép, gặp người lớn đều chào tử tế. Thì ra những người nhà có các cháu này đã rất chú ý dạy bảo, nhắc nhở con cháu khi ra đường, khi lên xuống cầu thang gặp người lớn phải làm gì. Và bản thân các ông, các bà chủ gia đình này cũng rất niềm nở chào hỏi mọi người, nêu gương tốt cho con cháu làm theo. Văn hóa chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua văn hóa chào hỏi, người ta có thể nhận xét, đánh giá trình độ dân trí, văn minh của một cộng đồng dân cư, một quốc gia, một dân tộc.

-Lời chào là một trong những nét đẹp truyền thống có ý nghĩa nhân văn cần được gìn giữ và phát huy. Cứ tưởng lời chào là chuyện nhỏ nhưng lại "cao hơn mâm cỗ", đáng giá hơn những giá trị vật chất. Mong rằng trong mỗi gia đình, nhà trường hãy quan tâm hơn nữa, đừng để lời chào dần bị mai một dần theo những bộn bề của cuộc sống.

họ tên đầy đủ
3 tháng 4 2017 lúc 19:35

Linh PhươngThảo PhươngNguyễn Trần Thành ĐạtĐỗ Hương GiangNguyễn Phương Thảo và các bạn khác giúp mk với làm ơn mai mk thi rồi

họ tên đầy đủ
3 tháng 4 2017 lúc 20:13

Nguyễn Thị MaiTrần Ngọc ĐịnhGia QuyênBình Trần ThịTrần Nguyễn Bảo Quyên

Nguyễn Đỗ Thục Quyên
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 8 2021 lúc 10:11

Tham khảo:

Không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.

Phía sau một cô gái
11 tháng 8 2021 lúc 10:11

                               “Lời chào cao hơn mâm cỗ” 

-  Đây là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Đầu tiên câu tục ngữ khẳng định việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy

                              "Lời nói chẳng mất tiền mua 

                           Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

- Có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh

                               "Kim vàng ai nỡ uốn câu

                        Người khôn ai nỡ nói nhau lặng lời" 

- Ý cả câu nói như muốn nhắn nhủ đó chính là những người “khôn”  những người biết “đối nhân xử thế”, có học thức sẽ chẳng bao giờ nói “nặng lời”. Họ sẽ biết và tìm ra những hướng giải quyết êm đẹp nhất có thể. Luôn luôn tiết chế được cảm xúc và hành xử đúng mực

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2019 lúc 8:35

a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất

b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn

c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân

→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

 

- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời

Kudo Shinichi
Xem chi tiết
kodo sinichi
7 tháng 3 2022 lúc 17:10

ok nha anh

oke bn hiền

nam nguyễn
7 tháng 3 2022 lúc 17:12

oki a

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 12 2017 lúc 9:56

Lời giải:

Người sắm mâm cỗ cho Tâm là: Mẹ Tâm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2017 lúc 13:45

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới

Nguyen yen ngoc
Xem chi tiết
.
22 tháng 5 2019 lúc 20:11

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

Nguyen yen ngoc
22 tháng 5 2019 lúc 20:23

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

Minh nhật
22 tháng 5 2019 lúc 20:31

môn toán cần thiết hơn

các bạn nhớ k cho mình rồi mình k lại cho