khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo đề nghị và báo cáo
a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
a, Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.
b, Mỗi văn bản có mục đích riêng:
- Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung
- Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu
- Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết
c, Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.
d, Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…
a, Để cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:
- Thông báo
b, Hằng ngày, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:
- Báo cáo
c, Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:
- Thông báo.
Hãy viết 1 văn bản Đề nghị và 1 văn bản Báo cáo
Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.
- Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.
Khi nào người ta viết văn bản thông báo?
A. Khi người viết muốn đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
B. Khi người viết muốn chuyển thông tin từ cấp dưới lên.
C. Khi người viết muốn truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho quần chúng rộng rãi đều biết.
D. Khi người viết muốn kí kết hợp đồng với đối tác.
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề (có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây và làm vào vở):
Các bước | Kiểu bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
|
|
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
|
|
Bước 3: Viết bài |
|
|
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa |
|
|
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai.
- Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.
Từ tình huống cụ thể hãy viết một văn bản đề nghị hoặc báo cáo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2017
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường (xã, quận, huyện...) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn...) N. Xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Khu tập thể (khu phố, xóm, thôn...) N đã đi vào hoạt đồng được gần 20 năm. Do thời gian xây dựng đã lâu nên hiện nay đường ống nước của khu tập thể bị xuống cấp, có hiện tượng rò rỉ và thoát nước chậm, đặc biệt là vào thời gian sinh hoạt buổi tối. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong khu dân cư. Vì vậy, chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Thay mặt các gia đình
(Ký và ghi rõ họ tên)
Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo (chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp).
Tự viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo theo tình huống đã lựa chọn.