Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cô nàng Thiên Yết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
18 tháng 2 2017 lúc 20:36

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế, xã hội;

- Kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tổ chức phát động các phong trào: bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào kế hoạch hoạt động của cơ quan, địa phương.

- Tùy điều kiện cụ thể, các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động truyền thông thích hợp, mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế đa dạng sinh học vào ngày 22 tháng 5; tổ chức các cuộc thi, triển lãm, xây dựng phim phóng sự chủ đề về đa dạng sinh học nói chung; đa dạng sinh học và phát triển bền vững nói riêng; treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền khác tại cơ quan, địa phương.

anh nguyet
27 tháng 4 2019 lúc 10:51

- kêu gọi mọi người xung quanh bảo vệ đa dạng sinh học.

- tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm tuyên truyền mọi người về bảo vệ đa dạng sinh học.

- xây dựng mở rộng Vườn Quốc gia, khu bảo tồn để phát triển đa dạng sinh học.

- ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gốc động vật, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

- quy định về khai thác để bảo đảm sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

Trần Khánh Hiền
Xem chi tiết
qwerty
6 tháng 4 2017 lúc 7:59

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đối với phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền thực hiện quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH; huy động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.

Tổ chức phát động các phong trào như: BVMT; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng.

Tiến hành các hoạt động truyền thông, mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế ĐDSH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm, xây dựng phim, phóng sự với chủ đề về ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn ĐDSH gắn với sinh kế cộng đồng…; treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền khác tại cơ quan, địa phương.

Hoanh Nguyễn
Xem chi tiết
Me Mo Mi
6 tháng 3 2017 lúc 19:15

Tổ chức phát động các phong trào: -Bảo vệ môi trường

-Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

-Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

-Bảo vệ nguồn nước

-Lồng ghép hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào kế hoạch hoạt động của cơ quan, địa phương

-Tổ chức các cuộc thi, triển lãm, xây dựng phim phóng sự chủ đề về đa dạng sinh học nói chung,đa dạng sinh học và phát triển bền vững nói riêng

-Treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền khác tại cơ quan, địa phương.

Tâm Lê
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
19 tháng 2 2017 lúc 8:30

Đa dạng sinh học: Nền tảng cho phát triển bền vững. Số phận của nhân loại được liên kết chặt chẽ với đa dạng sinh học – sự đa dạng của sự sống trên trái đất.

Đa dạng sinh học là thiết yếu cho sự phát triển bền vững và hạnh phúc của loài người.

Đa dạng sinh học hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế quan trọng và việc làm trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dược phẩm, bột giấy và giấy, mỹ phẩm, làm vườn, xây dựng và công nghệ sinh học. Cung cấp nước sạch và an toàn cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho y tế - bao gồm cả các chất dinh dưỡng, làm sạch không khí, nước và điều tiết dịch bệnh.

Đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua việc góp phần cô lập carbon trong một số của quần xã sinh vật.

Đa dạng sinh học cũng là nền tảng cho khả năng phục hồi hệ sinh thái và đóng một vai trò quan trọng như là một phần giảm rủi ro thiên tai và chiến lược xây dựng hòa bình…Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tính đa dạng sinh học trên trái đất đang bị mất đi với tốc độ lớn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.
Hiện nay các chính phủ đã thực hiện một số cam kết nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Một thành tựu quan trọng mà Công ước đa dạng sinh học đã đạt được là việc thông qua Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020 và Mục tiêu Aichi về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đạt được các kế hoạch và mục tiêu Aichi, vấn đề đa dạng sinh học cần được giải quyết có hiệu quả trong các nội dung của Kế hoạch Phát triển bền vững. Chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2015 đề xuất một mục tiêu về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, trong đề xuất mục tiêu về bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học và đảm bảo quản lý tốt nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Đa dạng sinh học là thiết yếu để đạt dược các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo.
Để hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế, xã hội; kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
Đồng thời, tổ chức phát động các phong trào: bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào kế hoạch hoạt động của cơ quan, địa phương; tổ chức các cuộc thi, triển lãm, xây dựng phim phóng sự chủ đề về đa dạng sinh học nói chung; đa dạng sinh học và phát triển bền vững nói riêng; treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền khác tại cơ quan, địa phương.

Trần Khánh Hiền
Xem chi tiết
Vũ Đăng Dương
9 tháng 4 2017 lúc 15:34

Ngày 16/5, Bộ TN&MT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2016, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động tập trung vào các nội dung:

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của ĐDSH và bảo tồn ĐDSH đối với phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền thực hiện quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH; huy động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.

Tổ chức phát động các phong trào như: BVMT; sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; bảo vệ nguồn nước; lồng ghép các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng.

Tiến hành các hoạt động truyền thông, mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế ĐDSH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm, xây dựng phim, phóng sự với chủ đề về ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn ĐDSH gắn với sinh kế cộng đồng…; treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi và các hoạt động tuyên truyền khác tại cơ quan, địa phương.

Hương Phan
Xem chi tiết
Future In Your Hand ( Ne...
16 tháng 3 2017 lúc 21:15

Câu 2: Em hãy cho vd về nơi có nhiều sinh vật và nơi có ít sinh vật sống?

+ Nơi nhiều sinh vật sống: rừng, nhiệt đới,...

+ Hai cực ( Bắc Cực, Nam Cực ), đầm lầy,...

Câu 1: Hãy kể tên những động vật và thực vật mà em biết ở địa phương em.

+ Động vật: Chó, mèo, trâu , bò, dê,...

+ Thực vật: Chè, sắn, thanh long, ...

Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 3 2017 lúc 20:52

Câu 1:

Động vật địa phương: bò, gà, chó, mèo, cút,..

Thực vật địa phương: cà phê, chè, sắn, thanh long,...

Phạm Quốc Toản
7 tháng 5 2019 lúc 14:49

đv ở địa phương :lợn,gà,mèo,chó,rắn,cào cào,chuột,thằn lằn,giun,bướm,...

HOÀNG THỊ HUỆ
Xem chi tiết
HOÀNG THỊ HUỆ
5 tháng 1 lúc 22:12

giúp mình với

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
20 tháng 11 2023 lúc 21:36

- Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:

+ Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại → Gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

+ Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng khiến các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống nên số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.

+ Săn bắt động vật hoang dã → Gây suy giảm các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các lưới thức ăn.

+ Xả rác bừa bãi → Gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

- Ngoài những hoạt động trên, còn có một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học như: đốt rừng làm rẫy, xây dựng đập thủy điện, sự di nhập các loài ngoại lai xâm lấn, chuyển đổi các phương thức sử dụng đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…