Cho 2,7g Kim loại A(hóa trị III) tác dụng với oxi dư thu được 5,1g oxit. Tìm A
Cho kim loại A(hóa trị III) tác dụng vừa đủ với 3,2g O2 thu được 6,8g oxit .Tìm A
PTHH: 4A + 3O2 -> 2A2O3
Ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{3,2}{32}=0,1\left(mol\right)\)
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_{A_2O_3}=\dfrac{2.0,1}{3}=\dfrac{1}{15}\left(mol\right)\)
=> \(M_{A_2O_3}=\dfrac{6,8}{\dfrac{1}{15}}\approx102\left(\dfrac{g}{mol}\right)->\left(1\right)\)
Mặt khác, ta lại có:
\(M_{A_2O_3}=2.M_A+3.M_O\\ =2.M_A+3.16\\ =2.M_A+48->\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) => 2.MA + 48= 102
=> 2.MA= 102-48=54
=> MA= \(\dfrac{54}{2}=27\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Vậy: Kim loại A (III) cần tìm là nhôm (Al=27).
Cho 4,08g kim loại A (hóa trị III) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,04l khí H2 (đktc) .Tìm A
PTHH: 2A + 6HCl -> 2ACl3 + 3H2
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\left(mol\right)\)
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_A=\dfrac{2.0,225}{3}=0,15\left(mol\right)\)
=> \(M_A=\dfrac{4,08}{0,15}\approx27\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Vậy: kim loại A (III) là nhôm (Al=27).
Ta có:
nH2 =5,04/22,4=0,225 (mol)
PTHH
2A+6HCl------> 2ACl3 +3H2
2 6 6 3
0.15 <------------------------0,225 (mol)
MA= 4,08/0,15=27-> Nhôm
=> A là Nhôm(Al)
Cho 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 250g dd HCl 4,38% rồi cô cạn dung dịch thì nhận được 27,75g tinh thể muối ngậm nước.
Tìm. công. thức của muối ngậm nước này
Gọi kim loại có hoá trị 3 là M => CTHH: M2O3
PTHH: M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O
Khối lượng của HCl là: 250 . 4,38% = 10,95 gam
Số mol của HCl là: 10,95 : 36,5 = 0,3 (mol)
Số mol của M2O3 tính theo phương trình là:
0,3 . \( {1 \over 6}\) = 0,05 (mol)
Số mol của M2O3 tính theo khối lượng là:
5,1 : ( 2. MM + 16 . 3 )
<=> 5,1 : ( 2. MM + 16 . 3 ) = 0,05
<=> MM = 27 (Al)
Gọi CTHH của muối ngậm nước là: AlCl3.xH2O
Số mol của muối AlCl3 là: 0,3 . \( {2 \over 6}\) = 0,1 (mol)
Khi cô cạn dung dịch thì số mol của muối AlCl3 cũng bằng số mol của muối ngậm nước
=> Số mol của muối ngậm nước là: \( {27,75\ \over 133,5 + 18x}\) = Số mol của AlCl3 = 0,01
=> x = 8
Vậy CTHH của muối ngậm nước là: AlCl3.8H2O
Cho 0,1 mol O2 tác dụng hết với 14,4 g kim loại R( hóa trị không đổi), thu được chất rắn X. Hòa tan toàn bộ X bằng dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít H2(đktc). Xác định kim loại R
BT electron:
ne nhường = ne nhận
↔ \(\frac{14,4}{R}\cdot n=4\cdot0,1+2\cdot\frac{13,44}{22,4}\) (R là klg mol, n là hoá trị)
→ R = 9n → R là nhôm (Al)
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 10g muối cacbonat của kim laoij R (hóa trị II). Sau phản ứng thu được 5,6g một oxit và V (lít) khí ở đktc
a, Tính giá trị của V
b, Xác định kim loại M
Câu 2: Hòa tan 0,54g một kim loại R (có hóa trị III trong hợp chất) bằng 50 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại R.
Câu 3: Hòa tan 21g một kim loại M hóa trị II trong dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4 lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Xác định kim loại M.
Câu 4: Cho 12g một kim loại hóa trị II tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 11,21 lít khí (đktc). Xác định kim loại hóa trị II?
1.
RCO3 -> RO + CO2
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
mRCO3=mRO+mCO2
=>mCO2=10-5,6=4,4((g)\(\Leftrightarrow\)0,1(mol)
VCO2=22,4.0,1=2,24(lít)
Theo PTHH ta có:
nRCO3=nCO2=0,1(mol)
MRCO3=\(\dfrac{10}{0,1}=100\)
=>MR=100-60=40
=>R là Ca
4.
R + H2SO4 -> RSO4 + H2
nH2=0,5(mol)
Theo PTHH ta có:
nR=nH2=0,5(mol)
MR=\(\dfrac{12}{0,5}=24\)
=>R là Mg
3.
M + H2SO4 -> MSO4 + H2
nH2=0,375(mol)
Theo PTHH ta có:
nM=nH2=0,375(mol)
MM=\(\dfrac{21}{0,375}=56\)
=> M là Fe
1. cho 3,36l oxi phản ứng hoàn toàn với 1 kim loại hóa trị III thu được 10,2g oxit. Tên kim loại?
2. đốt cháy 18g kim loại hóa trị II cần dùng vừa đủ 8,4l O2 (đktc). tên kim loại?
Bài 1 :
Gọi nguyên tố cần tìm là X
Ta có CTHH : X2O3
noxi = \(\frac{V}{22,4}\)= \(\frac{3,36}{22,4}\)= 0,15 (mol)
PTHH : 4X + 3O2 -> 2X2O3
4mol 3mol 2mol
0,2 0,15 0,1
\(M^{_{X_2O_3}}\)= \(\frac{m}{n}\)= \(\frac{10,2}{0,1}\)= 102 (g/mol)
=> 2.X + 3.O2 = 102 \(n_{O_2}\)
2.X + 3.16 = 102
2.X = 102 - 48 = 54
X = 54 : = 27 (g/mol)
Vậy X là Al ( nhôm)
Bài 2 :
Gọi nguyên tố cần tìm là R
Ta có CTHH : RO
\(n_{O_2}\)= \(\frac{V}{22,4}\)= \(\frac{8,4}{22,4}\)= 0,375 (mol)
PTHH: 2R + O2 -> 2RO
2mol 1mol 2mol
0,75 0,375 0,75
MR = \(\frac{m}{n}\)= \(\frac{18}{0.75}\)= 24 (g/mol)
Vậy R là Mg ( Magie)
Bài 2:
Gọi CTHH của kim loại có hóa trị II cần tìm là X.
PTHH: 2X + O2 -> 2XO
Ta có:
\(n_{O_2}=\frac{8,4}{22,4}=0,375\left(mol\right)\)
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_R=2.n_{O_2}=2.0,375=0,75\left(mol\right)\)
=> \(M_R=\frac{18}{0,75}=24\left(\frac{g}{mol}\right)\)
Vậy: Kim loại R có hóa trị II cần tìm là Mg (magie).
Bài 1:
Ta gọi CTHH của kim loại có hóa trị III cần tìm là Y.
Ta có:
\(n_{O_2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: 4Y + 3O2 -> 2Y2O3
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_{Y_2O_3}=\frac{2.n_{O_2}}{3}=\frac{2.0,15}{3}=0,1\left(mol\right)\)
=> \(M_{Y_2O_3}=\frac{10,2}{0,1}=102\left(\frac{g}{mol}\right)\)(1)
Ta được:
\(M_{Y_2O_3}=2.M_Y+3.M_O\\ < =>M_{Y_2O_3}=2.M_Y+3.16\\ < =>M_{Y_2O_3}=2.M_Y+48\) (2)
Từ (1) và (2)
=> 2.MY +48=102
<=>2.MY=102-48
<=>2.MY=54
\(< =>M_Y=\frac{54}{2}=27\left(\frac{g}{mol}\right)\)
Vậy: Kim loại Y có hóa trị (III) cần tìm là nhôm (Al=27).
Cho 3,36(l) Oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với 1 kim lọa có hóa trị III thu được 10,2g Oxit. Xác định tên kim loại?
Gọi CTTQ của kim loại hóa trị III là \(R_2O_3\)
PTHH: \(4R+3O_2\underrightarrow{t^o}2R_2O_3\)
\(n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
Theo PT ta có: \(n_{R_2O_3}=\dfrac{0,15.2}{3}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{R_2O_3}=\dfrac{10,2}{0,1}=102\left(g/mol\right)\)
\(M_{R_2O_3}=R.2+O.3\)
\(\Leftrightarrow102=R.2+48\)
\(\Rightarrow R=27\)
Vậy R là kim loại Nhôm (Al) có hóa trị III
PTHH: M2O3 + 6HCl --> 2MCl3 + 3H2O
Cứ 1 mol M2O3 --> 2 mol MCl3
2M + 48 (g) --> 2M + 213 (g)
10,2 (g) --> 26,7 (g)
=> 53,4M + 1281,6 = 20,4M + 2172,6
=> 33M = 891
=> M = 27 (Al)
=> CTHH của oxit là Al2O3
cho 4,6 gam kim loại A tác dụng hết với O2 thu được 6,2 gam oxit của kim loại A.Tìm A
\(^mO_2=^moxit-^mA=6,2-4,6=1,6\left(g\right)\)
\(^nO_2=\dfrac{1,6}{32}=0,05\left(mol\right)\)
Gọi n là hóa trị của kim loại A
\(4A+nO_2\rightarrow2A_2O_n\)
mol \(\dfrac{0,2}{n}\) 0,05
Có \(\overline{M}_A=\dfrac{4,6.n}{0,2}=23.n\)
n là hóa trị của kim loại => ta có bẳng sau
Vậy A là Na ( 23 )
Chúc bạn học tốt!!!
Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại lần lượt có hóa trị II và III tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí B thu được 9 gam nước.Cô cạn A thu được a gam muối khan . Hãy tính a?
nH2O = \(\frac{9}{18}\) = 0,5 mol
2H2 + O2 \(\rightarrow\)2H2O
0,5________0,5
BTNT H ta có nHCl = 2nH2 = 0,5. 2 = 1 mol
BTKL ta có: mKL + mHCl = a + mH2
\(\rightarrow\)a = 18,4 + 1. 36,5 - 0,5. 2 = 53,9 gam