Cho bk luận điểm chính trong đoạn suy nghĩ kĩ nhak. Like cho
Cho bk luận điểm chính trong đoạn like like cho ai đúng!
Luận điểm chính trong đoạn văn trên là :
Nhấn mạnh và khẳng định lòng yêu nước là sức mạnh tinh thần to lớn ,là một thứ của cải quý giá và rộng khắp . Nó có mặt ở khắp nơi trong mọi tầng lớp nhân dân
cho luận điểm : trong cuộc sống hiện đại rất cần lịch sự , tế nhị .Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về luận điểm trên .
tham khảo
Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.
tham khảo
Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó
Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh (chị) thấy mình có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?
- hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là sống có đạo đức
- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, cho mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng
-Em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 150- 200 chữ suy nghĩ của em về tác hại của việc thiếu kĩ năng sống đối với học sinh
Bạn tham khảo :
I. GTVĐ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục - đào tạo là hình thành và phát triển nhân cách con người, dạy người, dạy chữ, dạy những tri thức về tự nhiên, xã hội. Vì thế mà sách Trung Dung đã dạy rằng: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”.
II. GQVĐ
1. Giải thích vấn đề.
- Học cho rộng: là khi học ta phải học cho thật rộng, vì kiến thức là bao la như biển cả đại dương, cho nên đã học là phải tìm hiểu thật nhiều, biết cho rộng thì mới đáp ứng được việc trở thành người hiểu biết rộng.
- Hỏi cho thật kỹ: là khi học không những cần học cho rộng mà còn phải học cho sâu sắc những điều mình biết, như thế mới là học, tránh cái gì cũng biết một cách hời hợt, chỉ biết cái bề ngoài mà không hiểu cho kỹ, cho sâu sắc cái bên trong.
- Suy nghĩ cho thật cẩn thận: là trên thinh thần học cho kỹ, cho sâu thì trong quá trình học yêu cầu phải suy nghĩ cho thật kĩ, thật cẩn thận, sâu sắc vấn đề mình học.
- Phân biệt cho rõ ràng: là ta phải biết phân biệt rõ ràng giữa đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác, điều gì nên nói, điều gì không cần nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm,...
- Làm việc cho hết sức: là khi ta đã học rộng, học kĩ, suy nghĩ cẩn thận, phân biẹt rõ ràng thì cần phải làm việc cho hết sức, cho toàn vẹn, cho chu đáo. Đem hết những hiểu biết của mình mà làm việc thì hiệu quả cộng việc sẽ cao.
=> Nếu làm được như vậy thì “Như thế mới thành người”
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trên cơ sở của việc giải thích thì ta phân tích theo từng ý như trên, làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn
b. Chứng minh.
- Lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiêu và trong quá trình thực hành.
- Dẫn chứng từ những người xung quanh.
c. Bình luận.
- Trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người trong qua trình học tập và thực hành (học->hành) đã: học chưa rộng, hỏi chưa thật kỹ, suy nghĩ chưa cẩn thận vì thế không phân biệt được rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu, ... cho nên khi làm việc, khi hành động sẽ không hết sức, không đạt hiệu quả mong muốn. Và vì thế cũng chưa thành người. (tức là người đã trưởng thành về nhân cách, năng lực)
- Tất nhiên, cũng đã có nhiều người trong xã hội xưa-nay đã làm được như vậy.
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và tác động của lời dạy trên đối với mọi người trong quá trình học tập, lao động, công tác...
- Bài học bản thân.
Viết một đoạn văn nghị luận từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về việc học chân chính
Tham khảo nha em:
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.
Hãy giải thích vì sao ta có thể nhìn thấy ảnh của một vật sáng tạo bởi gương phẳng nhưng lại không thể gứng ảnh này trên màn chắn?
σαcho bk tại sao nhak nhak nhak mình like cho nhek
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.
Đoạn văn tham khảo
Bác Hồ của chúng ta từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Câu nói của Bác không chỉ thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước mà còn giúp chúng ta thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của chúng ta ngày hôm nay sẽ là những trái ngọt cống hiến cho đất nước trong tương lai. "Cống hiến" là việc đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ của bản thân để đóng góp cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có rất nhiều những tấm gương đáng quý về sự cống hiến, càng đáng quý hơn khi sự cống hiến ấy được thực hiện một cách âm thầm, không phô trương, đó là những chiến sĩ công an chấp nhận sự nguy hiểm "nằm vùng" nhằm triệt phá những băng đảng tội phạm, đó là những thầy cô giáo rời xa quê hương để lên những vùng cao để "mang đến con chữ" cho trẻ em nghèo nơi đây. Tất cả những cống hiến ấy đều thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Mỗi một cống hiến dù lớn hay nhỏ đều góp phần tích cực vào quá trình dựng xây, hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương cống hiến hết mình thì vẫn có những con người sống ích kỉ, chỉ biết mưu cầu lợi ích cá nhân mà không biết cống hiến cho cuộc sống chung. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để có thể cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để dựng xây quê hương, đất nước.
Viết đoạn văn nghị luận 200 từ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: "Tình bạn chân chính là viên ngọc quý". (C.Mác)